18:49 27/02/2018

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt?

Trần Long - Nguyễn Lan

vOCS 3.0 của Viettel có khả năng độc nhất trên thế giới: cho phép mỗi người dùng có thể sử dụng một gói cước riêng biệt

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt?
8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 1 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 2 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 3 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 4
8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 5 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 6 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 7 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 8

vOCS 3.0 là hệ thống tính cước theo thời gian thực do Viettel tự phát triển với 30 kỹ sư người Việt Nam (80% là 9x và 10 kỹ sư nữ). Trên thế giới, hệ thống tính cước được gọi là trái tim của nhà mạng trong việc thiết lập các bài toán kinh doanh, giúp tăng sự linh hoạt dẫn đến tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ, và chỉ có một vài nhà cung cấp. Viettel là nhà mạng duy nhất phát triển thành công hệ thống này với dung lượng 24 triệu đầu số/site – lớn nhất thế giới (hệ thống lớn nhất triển khai thành công trước đó là 12 triệu đầu số/site).

Ngoài ra, vOCS 3.0 còn có khả năng độc nhất trên thế giới: cho phép mỗi người dùng có thể sử dụng một gói cước riêng biệt. Thời gian Viettel triển khai hệ thống này cho một nhà mạng khác chỉ cần 3-4 tháng, với 3-5 kỹ sư (thời gian triển khai của nhà cung cấp khác cần tối thiểu 12 tháng, với 50 chuyên gia), với chi phí ban đầu chỉ bằng 60-70%. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu tính cước có thời gian xử lý < 50 mili giây là 99,99%; số thuê bao có thể đáp ứng trên 1 node mạng là 100 triệu.

Hiện tại, hệ thống này đã đươc triển khai tại 6 quốc gia, quản lý 140 triệu thuê bao. Năm 2017, vOCS 3.0 đoạt giải Bạc tại hạng mục “Sản phẩm CNTT Sáng tạo nhất” tại IT World Awards.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 9 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 10 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 11 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 12

Viettel là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công Hệ thống giám sát chất lượng mạng di động Data Monitoring. Trước đó, các nhà mạng không thể tự đo được chất lượng mạng lưới mà phụ thuộc vào các báo cáo của hệ thống NMS truyền thống, tức là lệ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị mạng lưới.

Nhờ hệ thống này, Viettel hiểu trải nghiệm của từng khách hàng về dịch vụ của mình, từ đó có thể tìm ra giải pháp tối ưu hoá mạng lưới và thiết kế dịch vụ phù hợp với thói quen, sở thích của từng khách hàng.

Data Monitoring hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế ở mặt công nghệ, bởi Viettel làm chủ cả phần DPI - Deep Packet Inspection (phân tích sâu dữ liệu các gói tin), phần xử lý dữ liệu lớn - Big Data và chứa cả những tri thức viễn thông của một nhà mạng hàng đầu thế giới. Trong khi đó, các sản phẩm tương tự ngoài thị trường chỉ mạnh về một trong ba công nghệ trên.

Ngoài ra, nhờ làm chủ công nghệ nên sản phẩm của Viettel linh hoạt, gọn nhẹ hơn khi hoàn toàn chủ động trong công tác nâng cấp, khắc phục lỗi phát sinh và có giá cạnh tranh. Thực tế, đã từng có đối tác chào bán Hệ thống Data Monitoring cho Viettel với giá khoảng 25.5 triệu USD, gấp hơn 8 lần chi phí mà đơn vị phát triển bỏ ra khi đầu tư triển khai hệ thống Data Monitoring trên phạm vi toàn quốc (khoảng 3 triệu USD).

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 13 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 14 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 15 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 16

ViettelStudy được Viettel xây dựng nhằm mục tiêu đồng hành cùng học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Các tính năng chính của ViettelStudy gồm: Khóa học; Kỳ thi; Mạng xã hội; Giải trí; Tra cứu; Thư viện.

Với học sinh, đây là một công cụ giúp ôn luyện hàng ngày, tạo ra thói quen tự học, có môi trường tương tác với giáo viên và bạn bè trong học tập, học cách khai thác kho kiến thức trên mạng. Trong khi đó, với phụ huynh, ViettelStudy tạo ra một môi trường thân thiện để tương tác với giáo viên, hiểu được lực học của con qua kết quả hàng ngày. Còn với giáo viên, qua Viettel Study, họ có thể giảm bớt công việc (chấm, chữa bài), có công cụ hiểu rõ tình hình học tập của học sinh trong lớp…

Trong khi đó, với cơ quan quản lý giáo dục, mạng xã hội học tập trực tuyến là một công cụ truyền thông hiệu quả về định hướng chuyên môn tới các cấp giáo dục tuyến dưới, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Bên cạnh đó, mạng này còn giúp ngành giáo dục có các kết quả minh bạch hơn về chất lượng giáo viên, học sinh.

Tại Việt Nam, ViettelStudy là sản phẩm duy nhất quản lý học tập trực tuyến theo đúng chuẩn chung mà vẫn phân rõ vai trò của các đơn vị giáo dục, giáo viên, học sinh, và phụ huynh.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 17 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 18 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 19 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 20

Sản phẩm du lịch ảo (Amazing Ha Long Bay) mang đến cộng đồng người dùng yêu thích du lịch những trải nghiệm mới bằng những hình ảnh, video 360 độ có độ phân giải 4K trực quan, sinh động đồng thời mô tả trọn vẹn nét đẹp của Hạ Long cũng như nhiều cảnh quan nổi tiếng khác một cách chân thực tới khách du lịch.

Amazing Ha Long Bay sử dụng kính thực tế ảo cùng nhiều công nghệ mới mang đến cho khách hàng trải nghiệm tương tác nhập vai mới lạ. Du khách có thể di chuyển trong mô hình 3D được scan không gian thực tế và hình dung được rõ ràng nhất về địa điểm, từ mọi góc nhìn, các trang thiết bị, tiện nghi cũng như không gian sự kiện, giống như mình đang thực sự ở trong kỳ nghỉ.

Đặc biệt, với công nghệ quét không gian thực, du lịch ảo do Viettel phát triển cho phép giới thiệu, quảng bá không gian đến với du khách quốc tế. Đồng thời, giải pháp này cũng giúp những giá trị văn hóa, di tích mang tính lịch sử được lưu trữ nguyên vẹn bằng công nghệ, góp phần bảo tồn và giáo dục cho các thế hệ mai sau.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 21 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 22 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 23 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 24

BankPlus được ví như siêu xe so với chiếc ô tô bình dân là Mobile banking truyền thống. Với ứng dụng này, người dùng có thể gửi/rút tiền tiết kiệm mà không cần đến ngân hàng, chuyển tiền mặt tới bất kỳ ai tại Việt Nam (63 tỉnh, thành phố), ở mọi thời điểm trong ngày (không giới hạn giờ hành chính) trong vòng 2 giờ, mà người nhận không cần có tài khoản ngân hàng.

Bankplus còn cung cấp dịch vụ dành cho những người không có tài khoản ngân hàng (VTBank) tại Việt Nam và tính năng vay tiêu dùng online trong 1 phút mà không cần chứng minh thu nhập hay thủ tục hộ khẩu. Sản phẩm còn có tên ViettelPay này giúp khách hàng thanh toán tự động các hóa đơn tiền điện, nước, truyền hình cáp, vay trả góp… và mua các loại thẻ viễn thông được chiết khấu tốt.

BankPlus có kiến trúc hệ thống gồm 3 lớp bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng và có thể sử dụng với điện thoại “cục gạch”, không cần Internet.

Hệ thống của Viettel đã kết nối với 15 ngân hàng, có 3,4 triệu người sử dụng và 10,3 triệu giao dịch/tháng. Số điểm giao dịch của BankPlus lên tới 300.000 điểm, phủ đến xã miền núi, hải đảo… là mạng lưới rộng nhất Việt Nam, với 17.000 nhân viên địa bàn.

Năm 2016, BankPlus đoạt giải Vàng tại hạng mục “Sản phẩm triển khai tốt nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương” tại IT World Awards.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 25 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 26 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 27 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 28

Tại Việt Nam, từ năm 2015, Viettel là nhà mạng đầu tiên triển khai hệ thống phát hiện bất thường mạng viễn thông (TAD) để bảo vệ sự an toàn cho mạng lõi. Trên thế giới, chỉ có những nhà mạng lớn nhất mới triển khai hệ thống này. TAD giám sát lưu lượng báo hiệu mạng viễn thông, từ đó phát hiện các loại tấn công vào mạng lõi viễn thông di động hoặc các sự cố phát sinh từ nội bộ mạng.

Từ lần triển khai đầu tiên vào năm 2015, TAD bảo vệ 90 triệu khách hàng tại 9 quốc gia của 3 châu lục mà Viettel đang kinh doanh. Mỗi ngày, hệ thống này phân tích 50 tỷ tín hiệu để phát hiện ra các vấn đề bất thường có thể gây hại cho 90 triệu khách hàng đang sử dụng mạng của mình.

TAD có thể cập nhật ngay khi bất kỳ sự cố mới nào xảy ra; nhờ đó, những sự cố nếu xảy ra ở Việt Nam sẽ không xảy ra ở Peru hay các mạng khác đã sử dụng TAD

Trên thế giới, Viettel là nhà mạng hiếm hoi tự phát triển thành công hệ thống TAD cho riêng mình. Nhờ đó, hệ thống TAD phù hợp với các nhu cầu đặc thù của mạng lưới Viettel, giúp bảo vệ mạng lõi tốt hơn.

Giải pháp an ninh mạng (gồm Viettel Mobile Security và Hệ thống phát hiện bất thường mạng viễn thông TAD) đã đoạt giải Đồng tại hạng mục “Sáng tạo trong CNTT” tại IT World Awards 2017; giải Bạc tại hạng mục “Sản phẩm hoặc dịch vụ mới tốt nhất, lĩnh vực viễn thông” tại Steive Awards 2017.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 29 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 30 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 31 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 32

Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam và hiếm hoi trên thế giới cung cấp giải pháp bảo vệ 2 lớp (lớp thiết bị và lớp mạng lưới). Hiện tại, hầu hết các sản phẩm cùng loại mới chỉ bảo vệ ở lớp thiết bị. Hệ thống bảo vệ lớp mạng lưới của Viettel Mobile Security có năng lực xử lý lên tới 65 tỷ event/ngày giúp phát hiện hàng triệu cuộc tấn công qua hình thức lừa tải ứng dụng độc hại (Dive-by Download Attacks).

Viettel Mobile Security trang bị công nghệ phát hiện mã độc dựa trên hành vi nhưng được tích hợp vào hạ tầng của nhà mạng nên nhận diện được cả mã độc trên điện thoại di động.

Trong khi đó, công nghệ nhận diện mã độc ưu việt nhất hiện nay cũng chỉ là nhận diện dựa trên hành vi, chỉ hiệu quả trên nền tảng máy tính còn với điện thoại di động thì không hiệu quả. Lý do là trên di động, mỗi ứng dụng chạy trong 1 “vùng” riêng không can thiệp được vào nhau nên các phần mềm Mobile Security khác không thể giám sát được hành vi của các ứng dụng để phát hiện mã độc.

Ngoài ra, phần mềm đặc biệt này của Viettel còn cung cấp tính năng chống trộm rất đơn giản khi bị mất điện thoại. Người dùng chỉ cần 1 thao tác là bấm nút “Báo mất máy” trên website https://mobisec.viettel.com.vn, phần mềm cài đặt trên điện thoại sẽ tự động chạy theo kịch bản thông minh định trước để liên tục gửi về thông tin vị trí điện thoại, chụp ảnh camera trước gửi về khi kẻ gian bật màn hình, gửi về những số điện thoại kẻ gian vừa mới liên lạc, báo về số điện thoại mới khi kẻ gian thay đổi sim…

Sản phẩm này đã được triển khai tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Burundi và Peru; dự kiến triển khai tại Cameroon, Tanzania, Mozambique, Đông Timor và Haiti trong năm 2018.

8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 33 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 34 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 35 8 "chiến binh 4.0" mà Viettel mang đến MWC 2018 có gì đặc biệt? - Ảnh 36

Viettel Cloud Security là giải pháp an ninh mạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhưng triển khai được cả với private Cloud cho doanh nghiệp lớn, khách hàng Chính phủ. Chỉ với vài bước cấu hình đơn giản, giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo tính an toàn, ổn định của hệ thống website, email, hạ tầng mạng, các thiết bị IoT… với chi phí thấp hơn rất nhiều triển khai các thiết bị chuyên dụng truyền thống cùng tính năng.

Giải pháp của Viettel có khả năng chống tấn công DDoS băng thông lớn trên 100 Gbps, và là giải pháp DPI tối ưu hiệu năng xử lý tấn công Web, DDoS lớp 7 gấp tới 50 lần giải pháp thông thường. Bên cạnh đó, Viettel Cloud Security là giải pháp DPI kết hợp ảo hóa tối ưu và có tính kiến trúc đảm bảo khả năng xử lý và tính ổn định cao nhất của hạ tầng và các giải pháp Security tới hàng trăm Gbps trên 1 server vật lý.

Nhờ việc ứng dụng các công nghệ mới nhất về CDN – SDN –NFV, Big Data và Machine Learning, giải pháp này có độ chính xác rất cao trong việc ngăn chặn tấn công mạng, đảm bảo uptime 99,99%, giảm độ trễ… Giải pháp này do Viettel làm chủ hoàn toàn về công nghệ nên việc cập nhật hệ thống nhanh hơn, được giám sát tập trung 24/24.