08:04 06/11/2017

Cần Giờ, vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư du lịch

Phong Lâm

Theo hoạch định của Tp.HCM, tới năm 2020, lượng khách đến Cần Giờ sẽ lên tới 6 triệu khách

Tp.HCM đón 30 triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Chỉ cần tìm cách kéo được lượng khách này tới Cần Giờ như Pattaya thu hút khách từ Bangkok, vùng đất này sẽ bùng nổ vượt mặt Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết để trở thành trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam.

Vùng đất tiềm năng “ngủ quên”

Chỉ nằm cách thành trung tâm Sài Gòn 50 km, bốn bề được bao bọc bởi sông và biển, lại sở hữu trên 30.000 ha rừng ngập mặn đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cần Giờ được đánh giá có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực.

TS Trần Nguyễn Minh Hải - chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Á cho biết, nếu so sánh về với thiên đường giải trí hàng đầu khu vực của hàng xóm Thái Lan như Pattaya thì Cần Giờ không hề thua kém về điều kiện tự nhiên từ chất lượng bãi biển, đến diện tích rừng, sông, núi…. Thậm chí Cần Giờ còn có nhiều lợi thế hơn về vị trí địa lý: Trong khi Patayya cách Bangkok - trung tâm du lịch lớn nhất Thái Lan tới hơn 100 km thì Cần Giờ chỉ cách Tp.HCM 50 km.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tiềm năng “tỷ đô” của Cần Giờ vẫn chưa được đánh thức. Nếu như mỗi năm Tp. HCM đón khoảng 30 triệu khách du lịch thì Cần Giờ kéo được 3% lượng khách đến Tp.HCM (1 triệu khách).

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM chỉ ra hai nguyên nhân khiến vùng đất này chưa thể bùng nổ để trở thành nơi giải trí vệ tinh cho Tp.HCM.

Thứ nhất, giao thông đến Cần Giờ còn khó khăn cách trở, rất khó để du khách có thể hành xác trên 50 km đường ghập ghềnh ổ gà rồi lại mất cả tiếng để chờ phà Bình Khánh.

Thứ 2, du khách đến Cần Giờ ngoài ngắm khỉ ra thì chẳng còn gì để chơi, đến cơ sở lưu trú của Cần Giờ cũng rất nghèo nàn. 1 triệu khách ghé thăm mỗi năm nhưng số khách sạn tại Cần Giờ chưa đếm được 2 đầu bàn tay.

Theo ông Châu, có thể nói Cần Giờ thiên thời đã có, nhưng địa lợi, nhân hoà thì chưa. Nên giờ đây chỉ cần hai vấn đề: giao thông và các dịch vụ giải trí được giải quyết thì không lí do gì Cần Giờ không bùng nổ.

Thiên thời, địa lợi, nhân hoà… cho bất động sản Cần Giờ

undefined - Ảnh 1.

Cầu Cần Giờ được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi cho Cần Giờ.

Bắt đầu từ năm 2017, hai điểm vướng mắc khiến bất động sản Cần Giờ đã bắt đầu được giải quyết.

Về giao thông, Cầu Cần Giờ được khởi công sẽ giải quyết được điểm nghẽn về giao thông kết nối trung tâm Tp.HCM với Cần Giờ. Khi hai cây cầu này hoàn thành, thời gian di chuyển từ trung Tâm Sài Gòn tới Cần Giờ chỉ mất khoảng 30 phút thay vì 1,5 -2  tiếng như trước.

Về giải trí, hai tổ hợp giải trí tỷ đô của Vingroup và Tuần Châu với quy mô lên đến hàng ngàn ha với các hạng mục resort 5 sao, sân golf, casino, khu giải trí…sẽ trở thành hai con át chủ bài để thu hút hàng triệu khách du lịch từ Tp.HCM tới và tiêu tiền.

Với đòn bẩy này, tới nay các quỹ đất đẹp ven sông hoặc biển đều đã được các nhà đầu tư gom sạch và tạo nên xu hướng đầu tư cho bất động sản Cần Giờ. Hàng loạt doanh nghiệp như: HUD, Thủ Đức House, IDC… cũng bắt đầu triển khai các khu resort tại đây.

Trong đó sở hữu được quỹ đất lớn và đẹp nhất trong các doanh nghiệp này phải kể đến dự án nghỉ dưỡng La Maison De Cần Giờ của công ty Phước Lộc vừa được tung ra thị trường và được dự báo sẽ tạo lên sức hút cho thị trường bất động sản Sài Gòn.

Dự án nghỉ dưỡng này có quy mô lên đến hơn 600 căn biệt thự và nhà phố nghỉ dưỡng với các tiện ích cao cấp như nhà hàng, khách sạn, sân golf mini, spa nhiệt đới, hồ bơi đẳng cấp….

Đặc biệt, đây là dự án nghỉ dưỡng duy nhất tại Tp.HCM vừa vừa được bao bọc bởi 3 mặt sông xanh, vừa thừa hưởng bầu không khí trong lành của biển khơi tạo lên một không gian nghỉ dưỡng hút khách du lịch.

Không chỉ vậy, dự án này còn sở hữu một lợi thế mà không dự án nào tại Cần Giờ có được là nằm đối diện dự án Vinpearl Cần Giờ. Đây là lợi thế để chủ các biệt thự tại dự án này khai thác được nguồn khách du lịch trong vài năm tới.

Tính một phép tính đơn giản 1 biệt thự  1 triệt 2 lầu (có 3 phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và gara) của dự án có mức giá khoảng 1,5 tỷ đồng/ căn. Nếu nhà đầu tư khai thác cho khách du lịch thuê với mức giá khoảng 2,5 triệu/đêm, với tỷ suất sinh lời chỉ cần 60% thì doanh thu 1 năm nhà đầu tư thu về vào khoảng: 450 triệu. Trừ đi chi phí vận hành khoảng 30% thì lợi nhuận nhà đầu tư thu về mỗi năm là 315 triệu, tương đương tỷ suất lợi nhuận trên dưới 20%.

Song song với hoạt động tự khai thác của chủ biệt thự, chủ đầu tư sẽ đảm bảo mức cam kết lợi nhuận cho dự án ở mức 8%/ năm.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận khai thác quanh khoảng 20%/ năm không phải là việc mà các nhà đầu tư chú trọng nhất khi đầu tư vào dự án này. Điều mà các nhà đầu tư kỳ vọng là giá biệt thự tại dự án sẽ tăng khi Vinpearl Cần Giờ, Cầu Cần Giờ, Cầu Bình Khánh đi vào vận hành.

Có thể thấy, lượng khách đến Cần Giờ theo hoạch định của Tp.HCM năm 2020 sẽ lên tới 6 triệu khách. Nhưng lượng khách sạn quy mô tại khu vực này hiện nay chưa có, nên đầu tư vào các tổ hợp resort được nhìn nhận là cơ hội cho các nhà đầu tư.