15:40 08/10/2009

Chứng khoán ngày 8/10: Chậm mà chắc?

Lan Ngọc

Không quá mạnh nhưng thị trường đang có những chuyển biến tích cực ở cả hai sàn

Sau một tuần từ điều chỉnh và thanh khoản thấp sàn HOSE mới có phiên mở cửa cởi mở như sáng nay.
Sau một tuần từ điều chỉnh và thanh khoản thấp sàn HOSE mới có phiên mở cửa cởi mở như sáng nay.
Không quá mạnh nhưng thị trường đang có những chuyển biến tích cực. Thanh khoản tốt hơn, giá chứng khoán tăng vững và khối ngoại trở lại mua ròng khá mạnh.

7,8 triệu đơn vị với 410 tỷ đồng. Sau một tuần từ điều chỉnh và thanh khoản thấp sàn HOSE mới có phiên mở cửa cởi mở như vậy. Chuyển biến của khối lượng cũng là sự trông đợi chung ở thời điểm này, để khẳng định sức cầu, nhưng sâu xa hơn là để kiểm chứng sức mạnh của nguồn tiền sau những lo ngại về sự lạm dụng các đòn bẩy tài chính.

Phiên tăng điểm thuyết phục hôm qua là sự cổ vũ lớn đối với tâm lý chung của nhà đầu tư. Sự cởi mở đó trong đợt 1 sáng nay cũng gợi về một phiên thanh khoản tốt hơn, sức cầu mạnh hơn. Thực tế sáng nay trên HOSE lượng khớp tiếp tục tăng lên và đạt hơn 52,4 triệu đơn vị với 2.763 tỷ đồng giá trị. Trên HNX, tổng khối lượng cũng tăng mạnh lên gần 40,6 triệu cổ phiếu với gần 1.670 tỷ đồng giá trị. Không hoành tráng với những phiên 5.000 – 6.000 tỷ đồng như vừa qua, nhưng nguồn tiền đang dần tìm lại sự ấn tượng.

Trong sự trở lại đó, khá bất ngờ khi khối đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng mạnh nhất trong hơn một tháng qua. Sáng qua, họ mua ròng 44,4 tỷ đồng, nhưng chưa đủ để khẳng định một xu hướng. Và sáng nay, 112,85 tỷ đồng là một con số khá lớn để có thể suy tính. Sau khi bán ròng triền miên với khoảng 2.200 tỷ đồng trên HOSE trong tháng 9, nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ trở lại. Nếu hướng trở lại này được nối dài, thị trường có thể kỳ vọng một đợt sóng mới?

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng sự ảnh hưởng của khối ngoại đối với thị trường đã nhạt bớt, thay vào đó là các tổ chức trong nước và đông đảo nhà đầu tư cá nhân. Điều này có trên thực tế từ tháng 6/2009 trở lại đây. Nhưng có thể thấy, dù tỷ trọng của khối đầu tư nước ngoài thường chỉ chiếm chưa đây 10% cả mua lẫn bán, nhưng điểm ngắm của họ chủ yếu là các mã có ảnh hưởng tới chỉ số và thị trường nói chung. Như sáng nay, tâm điểm khối ngoại mua vào là VNM, STB, DPM, PVD, BVH, CTG, PVF…, đã tạo được giá trị hỗ trợ nhất định.

Đó cũng là những cổ phiếu có được mức tăng cần thiết sáng nay để hỗ trợ chỉ số chung. Mức tăng chậm quanh 4 điểm của VN-Index được duy trì suốt phiên, không có nhiều biến động ngoại trừ sự điều chỉnh nhẹ xuất hiện từ phút thứ 5 của khớp lệnh liên tục. Chỉ số đóng cửa ở mức cao nhất trong phiên được xem là kết quả tích cực, chậm mà chắc, trước khi hướng về mốc 580 điểm. Chỉ số này hiện ở mức 571,84 điểm, tăng 5,42 điểm (0,96%).

Hầu hết các cổ phiếu lớn như STB, PVF, BVH, DPM… đều giữ được mức giá cao nhất trong phiên, trong đó, PVF có bước tăng mạnh 4,28%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép, cao su, bất động sản vẫn tạo những phân vùng nóng trên bảng điện tử. Hôm qua, SRC của Cao su Sao Vàng chào sàn giá kịch trần và chỉ có 20 đơn vị chịu bán; thì hôm nay là LGL của Đô thị Long Giang chào sàn giá cũng kịch trần.

Trên HNX, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng thuộc “họ” Sông Đà và Vinaconex vẫn là những đỉnh điểm tăng giá. Hôm nay, HNX-Index đón sự trở lại kịch trần của blue-chip VCG, tăng tới 6,98% và khối lượng bùng nổ lên trên 4 triệu đơn vị. Đó cũng là diễn biến có ở cổ phiếu bất động sản khác là KBC, giá kịch trần cùng khối lượng vọt lên trên 3 triệu đơn vị. Đó cũng là những sự hậu thuẫn lớn để HNX-Index có bước tăng mạnh bạo hơn VN-Index, lên mức 184,43 điểm, tăng 1,89%.