14:47 08/02/2007

Mua bán cổ phiếu ngân hàng chưa “khai sinh”, thận trọng!

Minh Đức

Đó là tinh thần của khuyến cáo mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong tài liệu cung cấp cho VnEconomy mới đây

Hiện tại, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập ngân hàng mới, như đề án thành lập Ngân hàng Vân Phong, Tín Nghĩa, Liên Việt, Dầu khí... - Ảnh: Việt Tuấn.
Hiện tại, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập ngân hàng mới, như đề án thành lập Ngân hàng Vân Phong, Tín Nghĩa, Liên Việt, Dầu khí... - Ảnh: Việt Tuấn.
Đó là tinh thần của khuyến cáo mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong tài liệu cung cấp cho VnEconomy mới đây.

Theo đó, nhà đầu tư không nên mua bán cổ phiếu của những ngân hàng đã ngừng hoạt động hoặc mua bán quyền mua cổ phiếu của những ngân hàng chưa được cấp giấy phép.

Đại diện Văn phòng Ngân hàng Nhà nước cho biết cần phải thông tin cụ thể và rộng rãi về hoạt động mua - bán này để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này cũng cho biết các phương án xử lý pháp nhân đối với các ngân hàng đã ngừng hoạt động đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong đó, có ngân hàng được xem xét xử lý theo hướng cho khôi phục hoạt động, có ngân hàng được xử lý theo hướng thu hồi giấy phép, do đó việc mua bán cổ phiếu của các ngân hàng này hiện nay là chưa đủ cơ sở pháp lý.

Trường hợp rao mua - bán quyền mua cổ phiếu của những ngân hàng chưa “khai sinh”, theo Ngân hàng Nhà nước là “cũng không có cơ sở pháp lý”.

Hiện tại, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập ngân hàng mới, như đề án thành lập Ngân hàng Vân Phong, Tín Nghĩa, Liên Việt, Dầu khí... Tuy nhiên, do các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập mới ngân hàng tại Việt Nam đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện nên Ngân hàng Nhà nước chưa xem xét cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho bất kỳ ngân hàng nào.

Ngân hàng Nhà nước cũng không đưa ra khả năng cấp phép hay không đối với những dự án trên, vì vậy việc mua bán quyền mua cổ phiếu của các ngân hàng đang xin thành lập là không có cơ sở pháp lý.

Trong tài liệu của Ngân hàng Nhà nước cung cấp có danh sách của các ngân hàng cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam. Đại diện Văn phòng Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh rằng bản danh sách này đề cụ thể tên, vốn và địa chỉ của các ngân hàng, trong đó có nêu cụ thể những trường hợp đang có kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động, những trường hợp đang phải xử lý pháp nhân và nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.
Đó là tinh thần của khuyến cáo mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong tài liệu cung cấp cho VnEconomy mới đây.

Theo đó, nhà đầu tư không nên mua bán cổ phiếu của những ngân hàng đã ngừng hoạt động hoặc mua bán quyền mua cổ phiếu của những ngân hàng chưa được cấp giấy phép.

Đại diện Văn phòng Ngân hàng Nhà nước cho biết cần phải thông tin cụ thể và rộng rãi về hoạt động mua - bán này để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này cũng cho biết các phương án xử lý pháp nhân đối với các ngân hàng đã ngừng hoạt động đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong đó, có ngân hàng được xem xét xử lý theo hướng cho khôi phục hoạt động, có ngân hàng được xử lý theo hướng thu hồi giấy phép, do đó việc mua bán cổ phiếu của các ngân hàng này hiện nay là chưa đủ cơ sở pháp lý.

Trường hợp rao mua - bán quyền mua cổ phiếu của những ngân hàng chưa “khai sinh”, theo Ngân hàng Nhà nước là “cũng không có cơ sở pháp lý”.

Hiện tại, một số tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập ngân hàng mới, như đề án thành lập Ngân hàng Vân Phong, Tín Nghĩa, Liên Việt, Dầu khí... Tuy nhiên, do các văn bản pháp lý liên quan đến việc thành lập mới ngân hàng tại Việt Nam đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện nên Ngân hàng Nhà nước chưa xem xét cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho bất kỳ ngân hàng nào.

Ngân hàng Nhà nước cũng không đưa ra khả năng cấp phép hay không đối với những dự án trên, vì vậy việc mua bán quyền mua cổ phiếu của các ngân hàng đang xin thành lập là không có cơ sở pháp lý.

Trong tài liệu của Ngân hàng Nhà nước cung cấp có danh sách của các ngân hàng cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam. Đại diện Văn phòng Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh rằng bản danh sách này đề cụ thể tên, vốn và địa chỉ của các ngân hàng, trong đó có nêu cụ thể những trường hợp đang có kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động, những trường hợp đang phải xử lý pháp nhân và nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.