13:39 29/10/2016

Sôi động các thương vụ ''tích hợp'' viễn thông-truyền thông

Lương Giang

Khi doanh thu từ thoại, nhắn tin sụt giảm thì nội dung và dịch vụ đa phương tiện...là xu hướng mà các doanh nghiệp viễn thông hướng đến

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Việc AT&amp;T thâu tóm Time Warner được xem là thương vụ siêu khủng </span>nếu được thông qua.
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Việc AT&amp;T thâu tóm Time Warner được xem là thương vụ siêu khủng </span>nếu được thông qua.
Tháng 7/2016, Verizon chi hơn 7 tỷ USD mua lại Yahoo. Mới đây nhất, 22/10/2016, AT&T thông báo đã bỏ tới 85,54 tỷ USD để thâu tóm Time Warner. Có thể nói, chưa bao giờ các thương vụ sáp nhập giữa viễn thông và truyền thông lại diễn ra sôi động như tại thời điểm này.

Vài ngày nay, làng công nghệ thế giới rúng động vì thương vụ siêu khủng trị giá 85,54 tỷ USD giữa AT&T với Time Warner - đế chế truyền thông, internet, truyền hình/điện ảnh khổng lồ của Mỹ, tập đoàn sở hữu những thương hiệu đình đám như kênh truyền hình HBO, Cartoon Network, CNN. Đây cũng là một trong những thương vụ khủng nhất mọi thời đại, nếu được thông qua.
 
Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là vì sao Time Warner lại hấp dẫn đến vậy trong mắt những kẻ theo đuổi như AT&T. Theo Bloomberg, AT&T đang rất muốn phát triển thêm các nội dung và chương trình tự sản xuất trên mạng lưới dịch vụ viễn thông của mình. Ngành điện ảnh và truyền hình thế giới đang thay đổi chóng mặt khi mà các website xem video trực tuyến dần lấn lướt phương thức xem TV truyền thống. Không ai biết chính xác thị trường sẽ ra sao sau vài năm nữa, song nhìn chung, người ta tin rằng nội dung chính là "ông hoàng" và việc hội tụ là chiến lược sống còn.

Time Warner là một tập đoàn truyền thông giải trí của Mỹ có trụ sở ở New York, được thành lập năm 1972. Các lĩnh vực chủ yếu của tập đoàn này là truyền thông, truyền hình, điện ảnh, internet, Time Warner sở hữu nhiều thương hiệu giải trí ăn khách khác như Cartoon Network, kênh truyền hình CNN và hãng phim Warner Bros cùng New Line Cinema. Trên lý thuyết, một khi Time Warner về tay AT&T, mạng di động lớn nhất nước Mỹ sẽ có thể cung cấp dịch vụ trọn gói từ A-Z cho mọi thuê bao, từ dịch vụ không dây cho đến Internet gia đình, truyền hình vệ tinh thông qua DirecTV hay nhiều nội dung, phim, chương trình truyền hình độc quyền.

"Các ông lớn viễn thông như Verizon, AT&T đều xác định truyền thông/truyền hình là cơ hội mới của họ, khi mà ngành nghề kinh doanh lõi là di động đã chững lại. Năm ngoái, AT&T chi tới 49 tỷ USD để mua lại DirecTV và trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lớn nhất tại Mỹ. Còn Time Warner sẽ đóng vai trò sống còn trong kế hoạch mở rộng sang cuộc chơi truyền hình, điện ảnh, video của AT&T, một hướng đi để nhà mạng này thu hút các khách hàng trẻ tuổi", tờ Forbes phân tích.

Dù nhiều nhà đầu tư vẫn còn ít nhiều lo lắng về triển vọng của những thương vụ kiểu này, một sự thật khó phủ nhận là thời gian qua, nhiều đại gia viễn thông khác như Orange (Pháp), Vodafone (Anh) đã liên tục thâu tóm các hãng truyền hình, cáp quang để tích hợp, cung cấp đa dịch vụ tương tự.

Khi doanh thu từ thoại - nhắn tin ngày một sụt giảm, thì nội dung và dịch vụ đa phương tiện, giá trị gia tăng nổi lên như là cơ hội tăng trưởng mới mà các doanh nghiệp viễn thông phải tìm đến. Điều này giải thích vì sao các nhà mạng đang phải tích cực mở rộng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp theo hướng kết hợp linh hoạt giữa viễn thông, Internet, truyền hình trả tiền, truyền hình di động....

Sự dịch chuyển đó tạo ra làn sóng hội tụ mạnh mẽ trên thị trường và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Giải thích cho sự tăng trưởng mạnh về thuê bao của MobiTV sau gần một năm về với thương hiệu MobiFone (cán mốc 1 triệu thuê bao), cũng như việc kênh truyền hình này lần đầu có lợi nhuận, một số chuyên gia truyền thông cho rằng, chính sự hội tụ giữa truyền thông - truyền hình - bán lẻ - đa phương tiện, bao gồm sự hội tụ về công nghệ, thương hiệu, nội dung, dịch vụ đã đem đến những chính sách ưu đãi cho khách hàng mà trước đây không có nếu  tách biệt từng dịch vụ.

Bên cạnh đó, khi nhà mạng cung cấp dịch vụ theo kiểu trọn gói “3 trong 1” sẽ tạo ra sự cạnh tranh mới trên thị trường, cắt giảm những khâu trung gian thừa thãi và quy tất cả dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi, quản lý chất lượng về một hệ sinh thái thống nhất. Hội tụ với truyền hình, nhà mạng sẽ tiếp cận được hạ tầng truyền dẫn và những nội dung độc quyền để tạo lập một hệ sinh thái kinh doanh phong phú, đa dạng cho các thuê bao của mình.