22:14 04/01/2017

Thủ tướng: “Tránh hành chính hóa nghiên cứu khoa học”

Thủy Diệu

''Nếu các nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ thủ tục hành chính thì sẽ rơi rụng về chuyên môn''

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại&nbsp;<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">hội nghị trực tuyến “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội”, sáng 4/1.</span>
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại&nbsp;<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">hội nghị trực tuyến “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội”, sáng 4/1.</span>
Mặc dù năng lực cạnh tranh xếp thứ 56 nhưng chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam đứng thứ 92/140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy mức độ sẵn sàng công nghệ của ta đang tụt hậu, 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như trên tại hội nghị trực tuyến “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội”, sáng 4/1. Theo Thủ tướng, chỉ số sẵn sàng công nghệ như trên của Việt Nam không phải do các nhà khoa học gây ra mà chính do cơ chế của Nhà nước.

Khó khăn nhất là cơ chế, chính sách

Xác định vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đổi mới khoa học công nghệ, là động lực, cốt lõi cho phát triển ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, hội nghị đã có sự góp mặt của nhiều bộ trưởng các bộ như Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… và lãnh đạo hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Trong báo cáo về hoạt động ngành khoa học công nghệ năm qua, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ngành khoa học công nghệ là động lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng. Trong đó, một trong những ấn tượng nhất là ngành nông nghiệp, các tiến bộ khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 30%-40% vào tăng trưởng nông nghiệp. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,3 tỉ USD, lần đầu tiên vượt kim ngạch xuất khẩu gạo (đạt 2,1 tỷ USD). 

Đáng chú ý là lần đầu tiên chúng ta xuất khẩu nông lâm thủy sản, đặc biệt là trái cây trên 32 tỷ USD, trong đó có đóng góp của khoa học và công nghệ là rất lớn.

Các lĩnh vực khác như sản xuất công nghiệp, giao thông và xây dựng; y tế, thương mại, dịch vụ, tài chính; quản lý tài nguyên, môi trường và phòng tránh thiên tai; quốc phòng, an ninh… đều đạt được những thành quả ấn tượng nhờ đóng góp của khoa học công nghệ. 

Dù có vai trò và vị trí quan trọng, đạt được những thành tựu cơ bản, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bế Xuân Trường, giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ của ta nhiều năm qua không đồng bộ nên thậm chí đã làm thui chột lĩnh vực khoa học công nghệ, ví dụ như do cơ chế chính sách nên nhiều nhà khoa học làm trong nhà nước bỏ ra ngoài, người làm ở ngoài thì ra nước ngoài; thứ nữa là vướng mắc về cơ chế tài chính với nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà nên hạn chế rất nhiều đến đầu tư và phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

“Tại sao hàng hóa của chúng ta không cạnh tranh được với hàng hóa của nước ngoài? Là vì hàm lượng chất xám, hàm lượng khoa học công nghệ trên sản phẩm của ta rất ít, như thế làm sao mà cạnh tranh được”, Thứ trưởng Bế Xuân Trường nói.

Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Tạ Ngọc Tấn thì cho rằng, hiện chúng ta đang có xu hướng tập trung mạnh cho khoa học cơ bản, tự nhiên, trong khi đó khoa học và xã hội vốn có vai trò quan trọng vì là khoa học nghiên cứu quản lý xã hội, khoa học về nhân cách con người,… lại ít được quan tâm. Ông cũng cho rằng cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học xã hội nhân văn, và đặc biệt là đổi mới về cơ chế tài chính sao cho đơn giản, thuận tiện.

Từ thực tiễn, cùng quan điểm cần tháo gỡ về cơ chế tài chính, nhanh gọn về thủ tục, ngoài ra, lãnh đạo nhiều tỉnh thành cho rằng, cần rút ngắn thời gian cấp bằng sáng chế, kiểu dáng công nghệ, chỉ dẫn địa lý… Chứ như hiện nay, để có được các chứng nhận trên mất quá nhiều thời gian, lên tới vài tháng, thậm chí tới nửa năm, sẽ làm hạn chế đến cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.

Bám sát hơn nhu cầu thực tiễn

Có mặt từ trước giờ hội nghị bắt đầu và dành nguyên buổi sáng lắng nghe ý kiến từ lãnh đạo các bộ ngành và địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay lời mở đầu đã yêu cầu các ý kiến về khoa học công nghệ cần phải nói thẳng, nói thật, nhìn thẳng vào sự thật, đi thẳng vào các vấn đề khoa học, hay đơn vị nào hạn chế, kìm hãm, chính sách gây khó cho phát triển khoa học công nghệ… thì cần phải nói rõ ràng, cụ thể, để khoa học công nghệ đi vào thực chất, thực tiễn trong đời sống kinh tế, xã hội.

Theo Thủ tướng, xếp hạng về kinh tế của Việt Nam đứng trên 100 nhưng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đứng thứ 59. Trong đó, các nhóm chỉ tiêu đầu ra liên quan trực tiếp đến khoa học công nghệ xếp dưới 50. Điều đó cho thấy, dù còn bất cập nhưng giới khoa học công nghệ nước ta rất cố gắng so với mặt bằng chung, đã có sự phối hợp tham gia giữa các bộ, các tỉnh về khoa học công nghệ nhịp nhàng hơn.

Thủ tướng cho rằng, mặc dù xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo đạt mức tương đối nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 56, chỉ số sẵn sàng công nghệ đứng thứ 92/140 quốc gia và vùng lãnh thổ. “Chúng tôi nhận thấy điều này không phải do các nhà khoa học gây ra mà do cơ chế của nhà nước”, Thủ tướng nói.

Tồn tại nữa, theo Thủ tướng, là nghiên cứu nhiều nhưng ứng dụng ít, vì thế đầu tư cho khoa học công nghệ cần bám sát hơn nhu cầu thực tiễn và thiết thực hơn, ưu tiên đầu tư các đề án, đề tài phục vụ thiết thực cho đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, người làm khoa học công nghệ là những người giỏi chuyên môn nhưng phải biết kinh tế, phải vận dụng vào kinh tế, vào đời sống, phải có thực tiễn, vì “nếu khoa học công nghệ giữa trời thì làm sao biết đời sống sản xuất ra làm sao”. Vì thế, ông cho rằng, nghiên cứu khoa học công nghệ phải gắn với thị trường trên cơ sở hiểu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì để đưa ra hướng đi phù hợp nhất. Chất lượng, giá trị đem lại của sản phẩm công nghệ phải thực sự do thị trường đánh giá, quyết định.

Ngoài ra, phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học. Nếu các nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ thủ tục hành chính thì rơi rụng về chuyên môn trong khi am hiểu về thủ tục hành chính lại tăng lên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, chính lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cũng phải là những người kiến tạo, trong cơ chế, chính sách, môi trường… để khoa học, công nghệ của từng đơn vị mình phát triển, còn nếu không phát triển được thì lỗi đầu tiên ở chính người đứng đầu.