09:07 12/01/2016

Tập đoàn Cao su thoái vốn tại 5 doanh nghiệp thuỷ điện

Bảo Quyên

Thủ tướng cho phép VRG thoái vốn cả lô theo phương thức thỏa thuận trực tiếp

Theo đề tái cấu trúc của VRG, từ 2012 - 2020 tập đoàn này sẽ thu về 
khoảng trên 4.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn ở các doanh nghiệp ngoài 
ngành.
Theo đề tái cấu trúc của VRG, từ 2012 - 2020 tập đoàn này sẽ thu về khoảng trên 4.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn ở các doanh nghiệp ngoài ngành.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) được thoái vốn của khỏi doanh nghiệp thuỷ điện.

Theo đó, Thủ tướng cho phép VRG thoái vốn cả lô theo phương thức thỏa thuận trực tiếp tại 5 công ty thủy điện gồm: Công ty Cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn, Công ty Cổ phần VRG Bảo Lộc, Công ty Cổ phần VRG Đắc Nông, Công ty Cổ phần VRG Phú Yên và Công ty Cổ phần VGR Ngọc Linh.

Thủ tướng yêu cầu việc thoái vốn theo lô nêu trên phải gắn với điều kiện giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của tập đoàn, chuyển nghĩa vụ trả nợ của tập đoàn cho các công ty thủy điện.

Theo đề tái cấu trúc của VRG, từ 2012 - 2020 tập đoàn này sẽ thu về khoảng trên 4.000 tỷ đồng từ việc thoái vốn ở các doanh nghiệp ngoài ngành.

Trước đó, ngày 15/9/215, Thủ tướng đã có Quyết định số 41/2015 về việc bán cổ phần theo lô, trong đó nhấn mạnh việc bán cổ phần theo lô phải được thực hiện theo phương thức đấu giá. Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công hoặc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản thì thực hiện bán cổ phần theo thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

Theo đánh giá của Chính phủ, việc bán cả lô 5 công ty thủy điện sau khi thương thảo trực tiếp với nhà đầu tư như trên là phù hợp với tình hình thực tế, đem lại hiệu quả cho việc thoái vốn ngoài ngành đồng thời giải quyết được khoản bảo lãnh các khoản vay ngân hàng.