Madza, Suzuki bị phát hiện gian lận kiểm tra khí thải

Đức Anh
Vụ việc nối dài thêm chuỗi bê bối liên quan tới quản lý chất lượng của ngành ôtô Nhật Bản
Đây là lần đầu tiên Mazda dính tới một bê bối liên quan tới chất lượng - Ảnh: Nikkei.
Đây là lần đầu tiên Mazda dính tới một bê bối liên quan tới chất lượng - Ảnh: Nikkei.

Theo tờ Nikkei, Mazda Motor và Suzuki Motor bị phát hiện đã gian lận trong các bài kiểm tra khí thải và tiết kiệm nhiên liệu của các dòng ôtô tại Nhật Bản, nối dài chuỗi bê bối của ngành công nghiệp ôtô nước này.

Đây là lần đầu tiên Mazda dính tới một bê bối liên quan tới chất lượng kể từ khi loạt bê bối tương tự lần đầu bị phát hiện tại Mitsubishi Motors và Suzuki vào năm 2016. Cả Mazda và Suzuki đều đã nộp báo cáo về sự việc lên Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản và dự kiến công bố chi tiết trong ngày 9/8. 

Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông của Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất ôtô nội địa kiểm tra lại các quy trình kiểm tra chất lượng sau khi Nissan Motor và Subaru bị phát hiện làm giả dữ liệu các bài kiểm tra chất lượng hồi đầu năm. Mazda đã phát hiện những sai phạm khi tiến hành kiểm tra nội bộ. 

Trong khi đó, hãng sản xuất môtô Yamaha Motor cũng bị nghi ngờ có những gian lận tương tự. 

Vài năm trở lại đây, hàng loạt sự vụ tương tự bị phát hiện làm trầm trọng thêm bê bối trong quản lý chất lượng của các hãng ôtô Nhật Bản, làm xấu đi hình ảnh ngành công nghiệp vốn được biết đến với chất lượng cao và hiệu quả của nước này. 

Hồi tháng 4, Subaru báo cáo chi tiết về mức độ gian lận dữ liệu khí thải và tiết kiệm nhiên liệu cũng như việc kiểm tra các phương tiện trong điều kiện không đạt yêu cầu của chính phủ. 

Tháng trước, Nissan cũng thừa nhận đã gian lận trong bài kiểm tra khí thải và độ tiết kiệm nhiên liệu của 19 dòng xe bán tại Nhật Bản. Ngoài ra, cả Subaru và Nissan đều sử dụng những chuyên viên không đủ trình độ để thực hiện công đoạn kiểm tra cuối cùng. 

Trong phiên giao dịch sáng ngày 9/8, giá cổ phiếu Mazda giảm 1,8% xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần. Còn giá cổ phiếu Suzuki sụt 5,2%, phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2016. Cổ phiếu Yamaha cũng mất 4% giá trị.


Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.