06:00 12/12/2018

Nỗi niềm cân bằng cuộc sống của cánh mày râu khi "Startup"

Nguyễn Hoan

Khởi nghiệp cần có nhiều thứ từ ý tưởng, vốn đến khả năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và cả khả năng chịu áp lực từ chính gia đình, xã hội

Nếu là đàn ông Việt còn cần khả năng chịu áp lực từ chính gia đình, xã hội và định kiến trụ cột của văn hóa phương Đông thì mới có thể thành công được khi startup.
Nếu là đàn ông Việt còn cần khả năng chịu áp lực từ chính gia đình, xã hội và định kiến trụ cột của văn hóa phương Đông thì mới có thể thành công được khi startup.

Đêm 30 Tết, ngày nghỉ vẫn miệt mài ở văn phòng, căng thẳng với công việc thường xuyên mà không người tâm sự, ngay trong lúc mệt mỏi nhất vẫn phải đối mặt với nỗi lo cơm áo, cho gia đình và cho cộng sự…

Đó là những vấn đề mà Nguyễn Hiếu – Nhà sáng lập Startup về ứng dụng giáo dục cho trẻ nhỏ phải đối mặt trong suốt ba năm đầu gây dựng công ty. Khi công ty của anh đã ổn định, quy mô 200 nhân sự và doanh thu tăng trưởng đều anh vẫn "ám ảnh" về những ngày đầu đầy khó khăn đó.

Bản lĩnh để bước ra khỏi "vùng an toàn"

28 tuổi, Nguyễn Hiếu quyết định khởi nghiệp khi có ý tưởng xây dựng ứng dụng giáo dục sớm cho trẻ em. Ý tưởng này đến khi anh đón con trai đầu lòng. Ban đầu, Hiếu coi đây là một món quà cho con, anh muốn cùng con học nói, tập đếm số trên máy tính bảng để hai bố con có nhiều thời gian chơi với nhau.

Tuy nhiên, anh được bạn bè khích lệ "ứng dụng này rất ổn, hãy kinh doanh đi, nhiều ông bố bà mẹ cần đó". Anh nghĩ sao không thành lập một công ty chuyên cho ra đời các ứng dụng học tập cho con trẻ?

Nhưng biến suy nghĩ thành hiện thực là chặng đường vô cùng gian nan. Lúc đó, Hiếu đang là Trưởng phòng Phát triển sản phẩm của một công ty công nghệ có tiếng, thu nhập tính bằng ngàn đô, chỉ phải lo việc chuyên môn.

Dù không quá nổi bật nhưng bố mẹ và vợ rất hài lòng, tự hào về anh. Hiếu sắm tròn vai một người chồng, người con kiểu mẫu: Có bằng cấp, công việc ổn định, thu nhập khá, sáng đúng giờ đi, chiều đúng giờ về. Bỏ tất cả dùng khoản tiền tích cóp sau 10 năm đi làm để thành lập công ty riêng là một quyết định mạo hiểm.

Khi chia sẻ ý định với gia đình, vợ Hiếu gần như "nhảy dựng lên". Chị cho rằng anh quá mơ mộng vì con còn nhỏ, hai vợ chồng mới mua nhà vẫn còn trả góp hàng tháng, mức lương của chị cũng không quá cao.

Bố mẹ hai bên, họ hàng đều cho rằng Hiếu quá tham vọng, hão huyền. Nhớ lại khoảng thời gian đó, anh cho rằng: "Bước ra khỏi vùng an toàn cần bản lĩnh trước dư luận. Ngoài việc vượt qua tâm lí lo lắng của chính mình, người đàn ông sẽ phải chịu rất nhiều áp lực: Là trụ cột gia đình nên phải có thu nhập ổn định hàng tháng, là chỗ dựa cho vợ con, là niềm tự hào của bố mẹ. Khởi nghiệp dù có tự tin đến mấy cũng không ai dám chắc mình thành công 100% nên phải có thần kinh thép để không lùi bước trước dư luận".

Nỗi lo cơm áo những ngày đầu

Vượt qua sức ép từ gia đình, dư luận để hiện thực hóa ước mơ của mình, Hiếu bắt đầu bước vào quãng thời gian "đáng sợ" mà sau này anh thường không muốn nhớ lại. Trong những ngày đầu tiên khởi nghiệp, khó khăn và thách thức là thứ cùng ăn cùng, cùng ngủ với anh.

Việc đầu tiên cần làm là tìm những người đồng hành có cùng chí hướng, cùng mục tiêu, sẵn sàng chung lưng đấu cật để đạt được mục tiêu đó. Để xây dựng những ứng dụng giáo dục sớm dành cho trẻ em, Hiếu mất nhiều thời gian tìm kiếm các chuyên gia giáo dục ở nước ngoài để xin tư vấn.

Anh tự mày mò, lên kế hoạch nội dung, phân bổ chi phí và xây dựng sản phẩm. Biến ý tưởng thành sản phầm, anh phải tự học từ thiết kế, làm Truyền thông, quảng cáo để đồng hành cùng đội ngũ. Những kiến thức quá xa lạ với dân Công nghệ thông tin như anh.

Hơn thế, tìm được người thực sự hiểu sản phẩm, yêu và hết lòng vì con trẻ, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với anh còn khó khăn gấp bội. Trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất, vốn, và cả một văn phòng làm việc sạch đẹp đã có không ít cộng sự đến rồi đi. Trong một năm đầu, Hiếu loay hoay cùng ba người bạn. Họ là những người hiểu và thông cảm với anh nhiều nhất.

Những cộng sự này không nản sau những anh lần đập đi xây lại sản phẩm cho đến khi sản phẩm thành hình hài, có thể tung ra thị trường.

Nhưng kinh doanh đâu có dễ dàng, sản phẩm có hay có tốt cũng chưa thể đắt hàng ngay. Anh lại đối mặt với câu chuyện vốn đã đốt gần hết, phải lo cơm áo cho gia đình, trả lương đầy đủ cho cộng sự. Tết đầu tiên sau khi thành lập công ty với Hiếu là cơn ác mộng, anh phải vay của chị gái 100 triệu để trả lương, thưởng cho anh em và đưa vợ tiêu Tết.

Anh nhớ lại: "Khi trả lương và thưởng Tết tôi biết cộng sự thất vọng vì công sức họ bỏ ra quá nhiều mà phúc lợi không được bao nhiêu. Nhưng tôi không làm được gì hơn. Tôi đã chia sẻ với họ như những người bạn để họ thông cảm, tin tưởng và tiếp tục đồng hành cùng tôi".

Vợ Hiếu dù rất hiểu và thương chồng nhưng cũng có lúc bảo anh nên dừng lại, có khi chị quá áp lực còn cáu gắt, giận dỗi. Bố mẹ cũng bảo Hiếu nên cân nhắc xem có nên đi làm công ăn lương như trước để tránh lục đục trong gia đình. Người bạn thân nhất cũng bỏ công ty vì không chịu được áp lực nuôi vợ con. Phải vững vàng lắm anh mới kiên nhẫn và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình và có được thành công như hôm nay sau sáu năm khởi nghiệp.

Nguyễn Hiếu khẳng định: "Khởi nghiệp cần có nhiều thứ từ ý tưởng, vốn đến khả năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Song, nếu là đàn ông Việt còn cần khả năng chịu áp lực từ chính gia đình, xã hội và định kiến trụ cột của văn hóa phương Đông. Nếu thực sự có bản lĩnh đó mới hi vọng thành công được".

Người đàn ông trong xã hội hiện đại có nỗi sợ nào? Họ có chịu các định kiến về giới, có mang những áp lực đặc thù của xã hội Á Đông? Họ có sẵn sàng chia sẻ hay sợ bị phán xét? Chiến dịch xã hội #toisogi do Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life tổ chức hướng tới khuyến khích người đàn ông nói ra những điều họ lo sợ. Bạn có thể chia sẻ về bản thân hay về những người đàn ông trong đời mình ngay dưới bài viết này hoặc tại website www.toisogi.com. Những chia sẻ của bạn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều người, để cùng đi qua, để đồng lòng, và trên hết là để cải thiện chất lượng sống của tất cả chúng ta.