14:25 17/12/2018

Phát triển bền vững - "lời giải" cho bài toán an ninh lương thực

Khôi Nguyên

Tập đoàn Syngenta và chính phủ các nước đã đưa ra những cam kết cụ thể về phát triển bền vững

Kỹ sư Syngenta đồng hàng cùng nhà nông trên đồng ruộng.
Kỹ sư Syngenta đồng hàng cùng nhà nông trên đồng ruộng.

Để giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực, giúp nông dân sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước, Tập đoàn Syngenta và chính phủ các nước đã đưa ra những cam kết cụ thể về phát triển bền vững.

Năm 2013, Syngenta giới thiệu Chương trình phát triển Bền vững cùng cam kết nâng cao năng suất cây trồng nhưng không tác động thêm vào nguồn tài nguyên, bảo vệ đất nông nghiệp khỏi nguy cơ xói mòn, tăng cường đa dạng sinh thái, tiếp sức cho các nông hộ nhỏ, bảo vệ sức khỏe của nông dân và các cá nhân trong chuỗi sản xuất.

Lời giải của Syngenta với những thách thức toàn cầu

Đến nay, Syngenta đã thực hiện 229 dự án tại 37 quốc gia, giúp giảm xói mòn đất, tăng cường dinh dưỡng cho đất, bảo vệ loài thụ phấn cho cây trồng, tăng cường chất lượng nước... Và giúp 20 triệu nông hộ nhỏ tăng 50% sản lượng nông nghiệp. 

Đến hết năm 2017, các chuyên gia của Syngenta đã tiếp cận 13,9 triệu nông hộ nhỏ; huấn luyện an toàn lao động cho 20 triệu nông dân, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Syngenta cũng đã tập huấn sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật cho 25,5 triệu lượt người thông qua các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức hoặc đào tạo chuyên sâu.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do vậy, trong những năm qua, Syngenta đã đưa các giải pháp công nghệ tiến tiến về khoa học cây trồng được nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu tới Việt Nam, giúp bà con cải thiện phương thức canh tác, nâng cao năng suất cây trồng và giá trị nông sản.

Chương trình phát triển bền vững của Syngenta tại Việt Nam tập trung vào hai mục tiêu, là "Tiếp sức cho các nông hộ nhỏ" và "Bảo vệ an toàn cho con người." Thông qua các chương trình này Syngenta hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp các giải pháp canh tác tiên tiến, hiện đại giúp người nông dân tăng năng suất cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ giải pháp của Sygenta được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với đặc tính khí hậu và thói quen canh tác của nông dân Việt Nam.

Từ năm 2014, Syngenta đã thiết lập mạng lưới vườn tham chiếu trồng ngô và cà phê, hai trong số các loại cây trồng chủ lực của Việt Nam.

Tham gia chương trình, nông dân sẽ định lượng và ghi chép rõ ràng quá trình sử dụng vật tư nông nghiệp đầu vào như: lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón, hạt giống, lượng nước.... Tất cả những dữ liệu ghi nhận được sẽ giúp nhà nông so sánh năng suất của mình với các nông dân khác trong vùng để xác định các mục chi phí có thể cắt giảm, từ đó quản lý việc canh tác tốt hơn, đưa ra những quyết định chính xác và đúng đắn.

Trên cơ sở đó, Syngenta tìm ra những điểm có thể cải thiện trong canh tác nhằm chia sẻ rộng rãi kinh nghiệm với cộng đồng nông dân.

Cùng nông dân Việt Nam bảo vệ môi trường

Xác định phát triển bền vững phải đi liền với bảo vệ môi trường, Syngenta đã cùng nông dân giữ gìn môi trường xung quanh. Từ năm 2015-2018, Syngenta phát động Chiến dịch "Môi trường sạch-Cuộc sống xanh".

Nhân viên Syngenta, các cán bộ địa phương và nông dân đã ra đồng thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt ngoài đồng ruộng mang đi tiêu hủy theo tiêu chuẩn của Syngenta toàn cầu, đồng thời tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả cho gần 5.000 nông dân tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Nam Định, Trà Vinh.

Từ năm 2017, tham gia Chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" do Cục Bảo vệ thực vật phát động, Syngenta Việt Nam phối hợp với chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vậtcủa 8 tỉnh, thành phía Nam tổ chức 1.256 cuộc tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng gắn với việc thu gom bao bì, chai lọ thuốc sau sử dụng cho hơn 50.000 nông dân...

Để bảo vệ đất nông nghiệp, tăng cường đa dạng sinh thái, Syngenta đã thực hiện dự án công tư như dự án cà phê tại Tây Nguyên. Gần 4.000 nông dân và gần 4.500 ha cà phê tại Lâm Đồng đã được hưởng lợi từ dự án này, và sắp tới sẽ có thêm khoảng 3.000 nông dân tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai - thuộc vùng sản xuất cà phê trọng điểm ở Tây Nguyên, hưởng lợi từ dự án.

Từ năm 2016 đến nay, Syngenta Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Ong-Viện chăn nuôi Quốc gia thực hiện dự án "Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo tồn ong mật và côn trùng thụ phấn." Dự án đã tập huấn cho hơn 700 nông dân và người nuôi ong tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hòa Bình, góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương và người nông dân về sự hữu ích của loài ong cũng như mối liên hệ giữa nông nghiệp và nghề nuôi ong.

Những nỗ lực không mệt mỏi của Syngenta trong chương trình phát triển bền vững đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của công ty đối với đời sống nhà nông và tương lai của ngành nông nghiệp.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân và các chương trình, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, Nhà nước và các tổ chức khác để đóng góp nhiều hơn nữa cho nền nông nghiệp Việt Nam", ông Weraphon Charoenpanit, Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam, khẳng định.