Sức mua ôtô lại suy giảm

Đức Thọ
Thị trường ôtô Việt Nam vẫn chưa thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi vì khan hiếm nguồn cung
Cộng dồn đến hết tháng 6, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 125.659 chiếc, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cộng dồn đến hết tháng 6, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 125.659 chiếc, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 6/2018 đạt 21.913 chiếc, giảm 5% so với tháng liền trước.

Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 15.185 chiếc, giảm 1% so với tháng liền trước; phân khúc xe thương mại đạt 6.281 chiếc, giảm 8%; phân khúc xe chuyên dụng đạt 447 chiếc, giảm 42%.

Cộng dồn đến hết tháng 6, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 125.659 chiếc, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý là tính trong nửa đầu năm 2018, các loại xe du lịch đã có bước khởi sắc so với cùng kỳ 2017 khi có tỷ lệ tăng trưởng 6%, đạt tổng cộng 83.803 chiếc. Phân khúc xe thương mại sụt giảm mạnh 21% với lượng xe bán ra 37.381 chiếc. Sụt giảm nặng nề nhất là phân khúc xe chuyên dụng khi chỉ đạt vẻn vẹn 4.475 chiếc trong cả giai đoạn nửa đầu năm, giảm đến 40%.

Như vậy, thị trường ôtô Việt Nam vẫn chưa thể khởi sắc vẫn bởi một nguyên nhân chủ đạo là sự khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).

Cho đến thời điểm này, dù các hãng xe đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu song lượng xe cập cảng vẫn đang trong tình trạng nhỏ giọt. Điều này cũng lý giải cho con số sụt giảm đến 49% của thị trường xe CBU so với cùng kỳ năm ngoái khi chỉ đạt 18.981 chiếc trong giai đoạn nửa đầu năm.

Ở nhóm xe lắp ráp trong nước (CKD), sau giai đoạn một số hãng xe hạn chế nhập khẩu linh kiện hồi cuối năm 2017 để chờ hưởng thuế ưu đãi 0%, đến nay các hãng xe đã gần như đảm bảo được nguồn linh kiện để phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp.

Do đó, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD trên toàn thị trường nửa đầu năm 2018 đã có bước hồi phục đáng kể. Cụ thể, theo báo cáo của VAMA, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD 6 tháng đầu năm nay đạt 106.678 chiếc, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bước sang tháng 7, các hãng xe lớn cho biết các lô hàng nhập khẩu đang chuẩn bị cập cảng ngày càng nhiều hơn. Một số hãng xe như Toyota hay Honda cũng đang chuẩn bị ra mắt thị trường những mẫu xe hoàn toàn mới và đều là xe nhập khẩu từ các nước khu vực Đông Nam Á.

Đây có thể xem là tin vui đối với người tiêu dùng ôtô Việt Nam sau quãng thời gian dài chờ đợi giảm giá và chờ đợi có xe để mua. Điều này cũng hứa hẹn thị trường sẽ có bước hồi phục đáng kể về sức mua vào giai đoạn nửa cuối năm 2018 khi nguồn cùng được dự báo sẽ dồi dào hơn.

Sức mua ôtô lại suy giảm - Ảnh 1.

Sức mua ôtô các tháng gần nhất và cộng dồn 6 tháng đầu năm 2018. (Nguồn: VAMA).

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.