08:40 12/05/2016

Bê bối gian dối tại Mitsubishi Motors ngày càng tồi tệ hơn

Khánh Ly

Trong khi đó, Nissan đang ráo riết bàn thảo để mua thêm cổ phiếu với tham vọng trở thành cổ đông lớn nhất tại Mitsubishi Motors

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; line-height: normal;">Mức tiêu thụ nhiên liệu đã bị nói quá lên đến 15% chứ không phải 10% theo con số công bố ban đầu -&nbsp;</span><span style="font-size: 14.6667px;">Ảnh: The Guardian</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px; font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; line-height: normal;">Mức tiêu thụ nhiên liệu đã bị nói quá lên đến 15% chứ không phải 10% theo con số công bố ban đầu -&nbsp;</span><span style="font-size: 14.6667px;">Ảnh: The Guardian</span>
Lãnh đạo công ty ô tô Mitsubishi Motors ngày hôm qua (11/5) cho biết, nhiều khả năng số liệu của tất cả các dòng xe mà hãng bán ra đã có sai sót về thông tin tiêu thụ nhiên liệu, theo tin từ Japan Times.

Nếu những nghi ngờ trên cuối cùng được chứng thực, nó đồng nghĩa với việc toàn bộ 13 dòng xe mà Mitsubishi Motors đã bán ra đều có vấn đề về mức tiêu thụ nhiên liệu công bố. Từ khi bê bối gian dối bị phanh phui vào tháng trước, Mitsubishi Motors đã dừng sản xuất và bán 4 mẫu xe. 

Ngoài ra, Mitsubishi cũng thừa nhận mức tiêu thụ nhiên liệu đã bị nói quá lên đến 15% chứ không phải 10% theo con số công bố ban đầu. 

Mitsubishi cho biết hãng đã nộp số liệu về nhiên liệu lên cơ quan quản lý dựa trên cách tính toán riêng của hãng chứ không phải quy định của chính phủ Nhật. Hãng sẽ giải trình thêm về vụ việc vào ngày 18/5/2016.

CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Mitsubishi Motors, ông Osamu Masuko, đã cúi đầu xin lỗi công chúng trong buổi họp báo vào tháng trước. Mới đây khi được hỏi về việc liệu ông có từ chức vì bê bối trên ông cho biết ông không thể làm vậy ít nhất trong thời điểm hiện tại.

“Trong cương vị của một người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp, tôi không thể phủ nhận trách nhiệm chỉ bằng cách nói: “Tôi không biết việc nhân viên đã lờ đi các quy định”. Có nhiều cách để thể hiện trách nhiệm của mình và việc minh bạch hóa hoạt động của công ty để đưa nó trở lại hoạt động bình thường cũng là một lựa chọn tốt”, ông Masuko trả lời với Japan Times.

Theo truyền thông Nhật, nhóm chịu trách nhiệm về dữ liệu nhiên liệu của Mitsubishi Motors đã chịu quá nhiều áp lực buộc họ phải giảm mức tiêu thụ nhiên liệu công bố để cạnh tranh với các đối thủ. 

Vấn đề tiết kiệm nhiên liệu rất quan trọng ở Nhật bởi chủ mua các dòng xe này sẽ được giảm thuế trong chương trình khuyến khích sử dụng nhiên liệu hiệu quả do chính phủ Nhật đưa ra.

Ngoài ra, Japan Times cũng đưa tin Nissan đang ráo riết tham gia vào các cuộc đàm phán để nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Mitsubishi Motors lên 30%. Nếu thương vụ trị giá 1,8 tỷ USD này thành công, Nissan có thể trở thành cổ đông lớn nhất tại Mitsubishi Motors.

Từ khi Mitsubishi Motors bị phát hiện gian dối vào ngày 20/4/2016, giá trị thị trường của Mitsubishi đã giảm đến 42% tương đương 3 tỷ USD, doanh số bán các dòng ô tô nhỏ mà hãng này sản xuất giảm một nửa trong tháng 4/2016.

Mitsubishi Motors có mối quan hệ kinh doanh đặc biệt chặt chẽ với công ty Mitsubishi Heavy Industries, tập đoàn Mitsubishi Corp và ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Nhóm 3 công ty, tập đoàn, ngân hàng này hiện đang nắm 34% cổ phần tại Mitsubishi Motors. 

Mitsubishi Motors nhiều khả năng sẽ phải đền tới 1 tỷ USD cho các khách hàng đã mua xe ô tô của hãng, đó là chưa kể đến các khoản đền bù cho Nissan.
Những gì đang diễn ra hiện tại ở Mitsubishi không khỏi khiến người ta nhớ lại bê bối của chính công ty này cách đây 15 năm. Khi đó công ty thừa nhận đã giấu giếm những phàn nàn của khách hàng về sản phẩm của công ty trong hơn 2 thập kỷ. 

Vụ việc đã khiến hình ảnh và uy tín của công ty bị tổn hại nghiêm trọng, công việc kinh doanh không thể phục hồi và buộc phải nhờ đến sự “giải cứu” của tập đoàn Mitsubishi vào năm 2004.