10:10 08/08/2016

Lo thua cuộc, Donald Trump thay đổi chiến lược tranh cử

Lệ Thu

Ông Donald Trump sẽ nhấn mạnh mục tiêu tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ bằng việc áp thuế rất cao với hàng Trung Quốc

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Thời gian gần đây, ông Trump đã làm mất lòng khá nhiều cử tri và chính trị gia Mỹ - Ảnh: Vanity Fair</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Thời gian gần đây, ông Trump đã làm mất lòng khá nhiều cử tri và chính trị gia Mỹ - Ảnh: Vanity Fair</span>
Trong tuần này, ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump sẽ phải thay đổi chiến lược khi mà trong nội bộ Đảng Cộng hòa xuất hiện ngày một nhiều lời cảnh báo về việc ông đang tụt lại rất xa so với bà Hillary Clinton, theo những cập nhật mới nhất về cuộc bầu cử Mỹ của Financial Times.

Theo các cố vấn kinh tế của ông Donald Trump, trong bài diễn thuyết tranh cử tại Detroit, ông Trump sẽ chuyển hướng nói tập trung vào các chính sách kinh tế. Cụ thể ông sẽ nhấn mạnh vào mục tiêu tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ bằng việc áp thuế rất cao đối với hàng Trung Quốc và thương thảo lại các hiệp định thương mại đã ký. 

Ngoài ra, ông sẽ đưa ra những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ mang việc làm trở lại cho người Mỹ, chuyển hoạt động kinh doanh từ nước ngoài về Mỹ.
Cho đến hiện nay, riêng đối với các vấn đề kinh tế, ông Trump có vẻ như có lợi thế hơn bà Hillary bởi chính ông cũng là một doanh nhân thành công có nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng các cuộc khảo sát gần đây lại cho thấy ngay chính trong lĩnh vực được coi như thế mạnh của ông Trump, bà Hillary cũng đang bứt phá.

Thời gian gần đây, ông Trump đã làm mất lòng khá nhiều cử tri và chính trị gia Mỹ sau khi ông đã đưa ra những lời chỉ trích nặng nề đối với cha mẹ người Hồi giáo của một binh sỹ Mỹ tử trận và ông tranh cãi gay gắt với nhiều chính trị gia cùng đảng.

Ông Trump đã để mất sự ủng hộ tại khá nhiều bang quan trọng vào tay bà Hillary Clinton. Kết quả thống kê của Real Clear Politics cho thấy trên toàn quốc hiện tại bà Hillary đang dẫn trước 7 điểm so với ông Trump.

Còn theo tính toán của CBS News, tại bang Virginia, ông Trump đang thua bà Clinton tới 12 điểm. Bang Virginia vốn được coi là “swing state”, tức là bang mà sự chênh lệch giữa tỷ lệ ủng hộ của ứng viên này không nhiều hơn là bao so với ứng viên kia, và người thắng cử có thể là của đảng Cộng hòa hay Dân chủ thay đổi theo từng mùa bầu cử.

Còn theo một chính trị gia Đảng Cộng hòa đồng thời là thống đốc bang Ohio, ông John Kasich, ông Trump sẽ khó mà thắng tại bang này.

Để phản bác những số liệu thống kê mới nhất, những người ủng hộ cho ông Trump tuyên bố rằng số liệu thống kê vào đầu tháng 8 thường chẳng nói lên được gì nhiều về kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. 

Ví như trong cuộc bầu cử Mỹ năm 1988, theo kết quả của Gallup vào tháng 8 cùng năm, ông George H W Bush thua ứng viên Michael Dukakis thuộc Đảng Dân chủ đến 12 điểm nhưng đến tháng 11 ông George H W Bush chiến thắng và trở thành Tổng thống Mỹ.

Các cố vấn kinh tế của ông Donald Trump rất tự tin về việc ông sẽ có thể giành lại sự ủng hộ của cử tri Mỹ bằng cách hướng dư luận nhiều hơn về vấn đề việc làm và kinh tế. Kết quả các khảo sát ý kiến cử tri Mỹ đang phát đi khá nhiều tín hiệu trái chiều. Theo NBC News-Wall Street Journal, 46% cử tri cho rằng ông Trump giỏi hơn bà Hillary về các vấn đề kinh tế. 42% cử tri cho rằng bà Hillary sẽ giải quyết các vấn đề kinh tế tốt hơn ông Trum, số còn lại không có ý kiến rõ ràng. 

Trong khi đó với cuộc khảo sát thực hiện bởi Washington Post-ABC News, bà Hillary được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế Mỹ hơn so với ông Trump.
Theo các cố vấn kinh tế của ông Trump, cách tiếp cận các vấn đề kinh tế đầy “”gai góc” với Trung Quốc của ông Trump có phần giống như quan điểm cứng rắn đối với Nhật Bản mà ông Ronald Reagan từng áp dụng trước đây. 

Khi đó, Mỹ đã gây sức ép để cuối cùng chính phủ của 5 nền kinh tế phát triển nhất thế giới phải ký kết thỏa ước Plaza vào năm 1985 cho phép hạ giá đồng USD so với đồng tiền của 4 nước cường quốc khác.

Quan điểm cứng rắn với Trung Quốc của ông Trump, theo lý giải từ nhóm cố vấn kinh tế, bắt nguồn từ tác động tiêu cực thực sự của việc Trung Quốc gia nhập WTO lên kinh tế Mỹ. Trong vòng 15 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Mỹ tăng trưởng trung bình chỉ 1,8%, thấp hơn mức trung bình 3,5% từ năm 1947 đến năm 2001.