11:20 19/01/2014

Nga - Hungary hội đàm hợp tác về điện hạt nhân

PV

Nhà máy điện hạt nhân Paks hiện sản xuất đến 40% điện ở Hungary

Trong một tuyên bố, điện Kremlin cho biết hai đối tác thương mại và năng
 lượng này đang tổ chức “các cuộc thảo luận quan trọng” về việc xây dựng
 cơ sở hạt nhân Paks của Hungary.<br>
Trong một tuyên bố, điện Kremlin cho biết hai đối tác thương mại và năng lượng này đang tổ chức “các cuộc thảo luận quan trọng” về việc xây dựng cơ sở hạt nhân Paks của Hungary.<br>
Ngày 14/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với Thủ tướng Hungary Viktor Orban về hợp đồng cải tiến nhà máy điện hạt nhân duy nhất của đất nước thành viên Liên minh Châu Âu này.

Trong một tuyên bố, điện Kremlin cho biết hai đối tác thương mại và năng lượng này đang tổ chức “các cuộc thảo luận quan trọng” về việc xây dựng cơ sở hạt nhân Paks của Hungary.

Trang tin thức Gazeta.ru của Moscow trích dẫn một nguồn tin không chính thức cho biết giá trị của hợp đồng dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng điện của nhà máy hiện nay lên khoảng 2,000 MW có thể lên tới 10 tỷ Euro (13,7 tỷ USD).

Nhà máy điện hạt nhân Paks hiện sản xuất đến 40% điện ở Hungary. Bên cạnh đó, Nga đang cung cấp 80% lượng dầu mỏ và 75% lượng khí tự nhiên cho nhu cầu tiêu thụ của Hungary.

“Đàm phán với phía Hungary đang diễn ra tích cực”, theo phát biểu của Tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom Sergei Kiriyenko với hãng tin Interfax.

Theo tờ Nepszabadsag của Hungary, Budapest và Moscow khả năng đã ký hiệp định liên chính phủ về việc mở rộng nhà máy trong một chuyến thăm của ông Orban trước đây.

Nhà máy điện hạt nhân Paks được vận hành bởi tập đoàn nhà nước MVW - trung gian cung cấp khí đốt cho Hungary từ tập đoàn năng lượng của Nga Gazprom.

Năm 2009, Quốc hội Hungary đã thông qua quyết định xây thêm hai lò phản ứng bên cạnh bốn lò phản ứng đang vận hành tại nhà máy điện hạt nhân Paks.

Công ty Areva của Pháp và công ty điện Westinghouse của Mỹ cũng như  các nhà cung cấp điện của Nhật Bản và Hàn Quốc trước đó cũng đã bày tỏ quan tâm tới gói thầu mở rộng nhà máy điện của Hungary. Tuy nhiên, theo tờ Nepszabadsag, tập đoàn Rosatom của Nga là nhà thầu duy nhất sẵn sàng thỏa thuận tài chính tiền kỳ. Bất kỳ thỏa thuận nào có được với Nga cũng có thể gây tranh cãi đối với Thủ tướng Orban bởi quá trình đấu thầu chính thức cho việc mở rộng nhà máy chưa được tiến hành.

Theo quy định của Liên minh Châu Âu mà Hungary là nước thành viên kể từ 2004, bất kỳ dự án nhà nước nào cũng phải được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng ông Orban có thể “lách luật” bằng cách khẳng định hợp đồng với Nga được lựa chọn cho hạng mục mở rộng cơ sở hiện tại chứ không phải xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới.

Theo Gazeta.ru, một nguồn tin giấu tên cho biết “Có vẻ như việc đấu thầu sẽ không diễn ra, ngược lại với quy định của EU. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ nói đến việc mở rộng nhà máy điện hạt nhân hiện tại, không phải xây dựng một nhà máy mới”. Nguồn tin còn cho biết thêm “như vậy, chúng ta có thể hi vọng rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ không khiếu nại gì đáng kể về việc Hungary hủy bỏ quá trình dự thầu”.

Nhà máy điện hạt nhân Paks được Liên Xô triển khai trong những năm 1980 và tuổi thọ lò phản ứng đầu tiên sẽ kéo dài đến hết 15 năm tới.

Tuy nhiên các nhà phân tích cũng lưu ý rằng quy trình xin giấy phép phức tạp, cũng như khoảng thời gian cần thiết để xây dựng lò phản ứng, đồng nghĩa với việc Hungary cần hành động kịp thời để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai.

Nga hiện là đối tác thương mại bên ngoài Liên minh Châu Âu quan trọng nhất của Hungary. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước đang bị mất cân bằng, trong đó Nga có lợi hơn so với Hungary và Hungary đang muốn mở rộng việc xuất khẩu nông nghiệp sang Nga để thu hẹp khoảng cách.

Quan điểm của các chuyên gia

Trả lời trên tờ Atomenergiainfo.hu, Tiến sỹ - chuyên gia năng lượng Balint Bence (Bálint Bencze) viết: Rõ ràng việc giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ bên ngoài hiện nay của Hungary chỉ có thể được thực hiện nhờ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới với khả năng cung ứng phần lớn nhu cầu điện năng của đất nước.

Khi lựa chọn công nghệ, chính phủ Hungary đã phải tính đến rất nhiều yếu tố: đặc điểm kỹ thuật, khả năng tương thích giữa công nghệ và ứng dụng của nó, các giải pháp tài chính, cũng như mục tiêu giảm sự phụ thuộc năng lượng vào nước ngoài và xét một cách tổng thể, sẽ góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và ngành công nghiệp Hungary.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là liệu dự án này có tạo ra cơ hội nào cho ngành xuất khẩu cho Hungary hay không? Về các vấn đề trên, rõ ràng công nghệ Nga không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên. Lò phản ứng nước nhẹ VVER-1200 là loại lòa phản ứng thế  hệ 3+ với hệ thống an toàn chủ động và thụ động. Chi phí xây dựng hai lò phản ứng 1200 MW này sẽ vào khoảng 10 tỷ euro. Hỗ trợ về tài chính của Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong trường hợp này. Đề xuất cho vay của Nga trong vòng 30 năm với mức lãi suất cấp 5 có thể coi là lựa chọn tốt nhất.

Từ quan điểm của chính sách kinh tế và phát triển bền vững trong ngành công nghiệp của Hungary, phần cơ bản nhất của thỏa thuận đó là các nhà cung cấp của Hungary sẽ tham gia vào việc thi công nhà máy điện hạt nhân mới. Kinh nghiệm sản xuất điện hạt nhân của họ được hình thành trên cơ sở công nghệ hạt nhân của Nga. Rosatom sẵn sàng hỗ trợ nội địa hóa 30 đến 40% khối lượng công việc, tạo ra nhiều việc làm mới tại Hungary.

Do đó, sự tham gia của nhà cung cấp trong việc cung cấp tài chính cho dự án khẳng định mức nội địa hóa cao có thể được thực hiện thông qua hợp tác cùng có lợi với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững ở Hungary và góp phần quan trọng trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của đất nước.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Magyar Nemzet” của Hungary, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế Laszlo Varro ủng hộ việc mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks trong điều kiện Nga cung cấp các điều kiện tài chính chấp nhận được cho các nhà máy mới.

Ông Varro tin rằng việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo không cản trở việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Đồng thời, ông cũng tin rằng đây là mô hình khả thi và nguồn vốn của nước ngoài là cần thiết. Ông nhấn mạnh rằng một trong những ưu điểm chính của điện hạt nhân là nó không gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

Theo người đứng đầu cơ quan năng lượng quốc tế, mô hình của Rosatom có thể chứng minh sự khả thi của nó ở Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.

(Nguồn: Voice of Russia)