15:02 01/02/2012

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới

Cao Hiền

Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có hơn 215 triệu trẻ em trên khắp thế giới đã phải tham gia lao động kiếm tiền như người lớn

Đôi tay của bé Tota Miya, 10 tuổi, làm việc tại một xưởng đóng gạch ở Dhaka - Ảnh chụp ngày 21/11/2009: Reuters.
Đôi tay của bé Tota Miya, 10 tuổi, làm việc tại một xưởng đóng gạch ở Dhaka - Ảnh chụp ngày 21/11/2009: Reuters.
Trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có hơn 215 triệu trẻ em trên khắp thế giới đã phải lao động nặng nhọc để mưu sinh, trong đó có 113 triệu em nhỏ thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khi đó, theo một báo cáo thường niên được đưa ra cũng trong tháng 10/2011 của Bộ Lao động Mỹ, Ấn Độ, Bangladesh và Philippines là những nước đứng đầu thế giới về số lượng sản phẩm do lao động trẻ em làm ra.

Không chỉ xuất hiện trong những xưởng đồ chơi, sản xuất hoa giả, lao động trẻ em ngày nay còn phải làm cả những công việc nặng nhọc không khác gì người trưởng thành, như chế tác vàng, gò, hàn kim loại…

Nhiều em nhỏ phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm hoặc độc hại, nhưng không hề được bảo vệ. Dưới đây là chùm ảnh do hãng tin Reuters thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong vài năm qua về lao động trẻ em.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 1
Shuvo, 7 tuổi, làm việc trong một xưởng cơ khí chuyên sản xuất chân vịt cho tàu biển. Xưởng này nằm trong một cơ sở đóng tàu bên sông Buriganga ở Dhaka, Bangladesh. Ảnh chụp ngày 10/1/2012.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 2
Những cậu bé đang vác trên lưng củi khô về nhà, nhiên liệu chính dùng để đun nấu thức ăn ở các gia đình nghèo. Ảnh chụp hôm 21/11/2011 ở Islamabad, Pakistan.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 3
Một bé gái người Ghana đang bán nước ở thành phố phía bắc Tamale. Ảnh chụp ngày 24/1/2008.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 4
Một cậu bé đang đập lúa lên một cái thùng rỗng ở ngoại ô của Faisalabad, Pakistan hôm 13/11/2011.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 5
Mithun, 11 tuổi, đang "tạo dáng" trước một lò nung gạch ở quận Ratnagiri, nằm cách thành phố Mumbai (Ấn Độ) khoảng 360 km về phía nam. Ảnh chụp ngày 14/4/2011.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 6
Hai bé gái đang vác trên lưng những chiếc bao tải. Ảnh chụp ngày 12/4/2011 tại một nhà máy than củi ở khu ổ chuột của thủ đô Manila, Philippines.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 7
Cậu bé Abdul Wahab người Afghanistan đang gò lưng nện búa trong một xưởng rèn ở thủ đô Kabul. Ảnh chụp hôm 14/12/2010.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 8
Abbass Ali, 4 tuổi, người Afghanistan, đang dệt thảm trong một nhà máy ở ngoại ô thành phố Peshawar, Pakistan. Ảnh chụp ngày 29/11/2010.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 9
Cậu bé Sujon, 4 tuổi, đang miệt mài làm việc tại một lò gạch ở Gabtoli, Dhaka, Bangladesh. Ảnh chụp ngày 7/12/2009.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 10
Một thợ kim hoàn nhí đang làm việc trong một công xưởng ở Kolkata, Ấn Độ hôm 1/8/2011.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 11
Một em bé người Ivory đang hàn sắt trong một nhà máy ở Abidjan, Ivory Coast. Ảnh chụp ngày 15/6/2005.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 12
Saif, 12 tuổi, làm việc tại một garage ở thủ đô Baghdad của Iraq hôm 19/7/2009. Saif kiếm được khoảng 20 USD mỗi tuần. Em là trụ cột của cả gia đình.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 13
Một lao động nhí người Myanmar nhập cư trái phép vào Thái Lan đang nhặt rác ở Mae Sot, đất nước của “những nụ cười”. Ảnh chụp ngày 22/12/2009.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 14
Những cậu bé người Afghanistan đang nhọc nhằn vác những bó cây khô trên một sa mạc gần Herat. Ảnh chụp ngày 17/12/2009.

Phận đời cơ cực của lao động “nhí” khắp thế giới - Ảnh 15
Cậu bé Zoumana Traore, 9 tuổi, đang làm việc trong một xưởng sắt thép ở Abidjan, Ivory Coast. Ảnh chụp ngày 12/6/2007.