14:36 18/04/2017

Bộ trưởng Dung "trả bài" nghiêm túc và cầu thị

Nguyên Vũ

Các vị đại biểu có chất vẫn đã không hỏi lại khi nhận những câu trả lời từ Bộ trưởng, dù tinh thần tranh luận luôn được khuyến khích

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội &nbsp;Đào Ngọc Dung lần đầu trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội &nbsp;Đào Ngọc Dung lần đầu trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.</span>
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nhiều vị bộ trưởng có mặt tại phiên chất vấn đầu tiên do Uỷ  ban Thường vụ Quốc hội khoá 14 tổ chức, sáng 18/4.

Nhận vật chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội  Đào Ngọc Dung lần đầu trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu cũng có đôi chút hồi hộp nhưng nhìn chung là khá trôi chảy.

Một phần cũng do Bộ trưởng có thể sử dụng nhiều thông tin từ văn bản đã chuẩn bị sẵn để trả lời các chất vấn trực tiếp.
Qua các đầu cầu trực tuyến, Bộ trưởng Dung đã nhận được chất vấn từ nhiều đoàn đại biểu Quốc hội, về nhiều vấn đề: chính sách người có công, đào tạo nghề, cai nghiện ma túy...

Thực hiện chưa đúng tinh thần chỉ đạo

Chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề cập tình trạng học viên cai nghiện trốn trại tập thể, gây bất ổn và dư luận xấu. Đại biểu Thành đề nghị Bộ trưởng nêu rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng này.

Thừa nhận đây là một bức xúc thực tế nổi lên trong thời gian qua, nhất là ở một số tỉnh thành trọng điểm phía Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh một số nguyên nhân.

Như, việc thực hiện cai nghiện bắt buộc ở một số địa phương chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ, nhiều nơi nôn nóng muốn làm trong sạch địa bàn nên đưa hết người sử dụng ma túy vào mà chưa phân biệt các đối tượng: người nghiện, người sử dụng, người lạm dụng ma túy…  Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác cai nghiện còn hạn chế, dẫn đến quá tải.

Ví dụ điển hình là Đồng Nai khi nơi đây chỉ có thể thu xếp chỗ cho 500 đến 600 học viên, nhưng có thời điểm có tới trên 1.400 người, trong khi điều kiện ăn ở lại không đảm bảo, gây bức bối cho các em.

Nguyên nhân tiếp theo được Bộ trưởng nhấn mạnh là đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại các trung tâm cai nghiện tập trung lại rất thiếu, đãi ngộ thấp, một cán bộ phục vụ tối thiểu 10 học viên, công việc vất vả, nguy hiểm rình rập, trong khi lương có hơn 2 triệu đồng/ tháng.

"Họ cũng không được trang bị bất kỳ công cụ hỗ trợ gì để đảm bảo an toàn cho chính mình, trong khi nhiều học viên tìm mọi cách để chọc tức cho họ nổi nóng, xin thưa thật với đại biểu Quốc hội như vậy”, Bộ trưởng nói.

Ông Dung cho rằng, là một ngành dân sự, ngành lao động rất cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự hỗ trợ của cơ quan công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự không chỉ bên ngoài mà ngay cả bên trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc.

Ngăn chặn trục lợi

Chính sách với người có công là mảng công việc lớn được nhiều đại biểu chất vấn, nhất là việc xử lý hồ sơ người có công bị tồn đọng, chưa được giải quyết chính sách.

Hồi âm đại biểu  Trương Thị Yến Linh (Cà Mau), Bộ trưởng thông tin: kết quả tổng rà soát cho thấy, trong số hơn 2 triệu đối tượng được rà soát thì số đã hưởng đầy đủ chế độ chiếm 95,75%; số kê khai hưởng chưa đầy đủ là chiếm 4,16% và số phát hiện hưởng sai chính sách là gần 1.900 trường hợp (chiếm 0,09%).

Khẳng định vẫn còn tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi từ chính sách người có công, Bộ trưởng Dung cho biết, trong 3 năm gần đây, đặc biệt năm 2016, đã phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương đẩy mạnh thanh tra, giờ này đã thanh tra xong 5 quân khu của quân đội và 29 địa phương, chú trọng những nơi có nhiều đơn thư phản ánh, đã phân loại cụ thể để giải quyết thấu tình đạt lý.

Với các trường hợp không đủ hồ sơ thì điều chỉnh, bổ sung, các trường hợp khai sai thì yêu cầu đình chỉ ưu đãi, yêu cầu hoàn trả. Giải pháp quan trọng tới đây, theo Bộ trưởng là tăng cường công khai minh bạch trong quá trình giải quyết chính sách người có công, đặc biệt coi trọng ý kiến các đồng chí lão thành cách mạng, cựu chiến binh, tăng cường giám sát...

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương) chất vấn về sự chậm trễ trong giải quyết chính sách cho lực lượng thanh niên xung phong hy sinh, bị thương…

Bộ trưởng Dung trả lời, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu, trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTg về điều chỉnh chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp. Bộ đã có văn bản gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí, điều chỉnh trợ cấp đối với đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng, chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong theo quy định hiện hành. Qua đó thống nhất ý kiến của Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam về việc đề nghị tặng thưởng Huy chương cho thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Tuy nhiên, hiện nay chính sách đối với thanh niên xung phong thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ”, ông Dung giải thích thêm và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để sớm giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao sự nghiêm túc và cầu thị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Phó chủ tịch nhấn một chi tiết là các vị đại biểu đã không hỏi lại khi nhận những câu trả lời từ Bộ trưởng, dù tinh thần tranh luận luôn được khuyến khích.