10:38 13/09/2017

GM Furama Resort chia sẻ ý tưởng sản phẩm du lịch đặc biệt

Nguyên Vũ

Thay vì ở khách sạn, du khách có thể bước lên đoàn tàu 5 sao, chọn "vùng đất" mình yêu thích và trải nghiệm

<div style="font-size: 12px; font-family: Arial; line-height: 15.600000381469727px;"><span style="font-size: 11pt; line-height: 19.066667556762695px;">Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh nhiều lần bày tỏ lo lắng về những thách thức của ngành du lịch&nbsp;</span></div><div style="font-weight: normal;"><span style="font-size: 11pt; line-height: 19.066667556762695px;"><strong><br></strong></span></div>
<div style="font-size: 12px; font-family: Arial; line-height: 15.600000381469727px;"><span style="font-size: 11pt; line-height: 19.066667556762695px;">Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh nhiều lần bày tỏ lo lắng về những thách thức của ngành du lịch&nbsp;</span></div><div style="font-weight: normal;"><span style="font-size: 11pt; line-height: 19.066667556762695px;"><strong><br></strong></span></div>
Thay vì ở khách sạn, du khách có thể bước lên đoàn tàu 5 sao, chọn "vùng đất" mình yêu thích và trải nghiệm....Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh trao đổi ý tưởng về sản phẩm đặc biệt kết nối du lịch miền Trung.

Vị Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng cho rằng du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, khi "chuộng đếm du khách hơn đầu tư bài bản để phát triển bền vững".

Thưa ông, khi được Ban tổ chức Diễn đàn kinh tế miền Trung (sẽ diễn ra vào 25/9) tham vấn về giải pháp kết nối du lịch miền Trung, ông đã nêu ý tưởng được cho là rất lãng mạn. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn?

Đó là ý tưởng (ban đầu) về đoàn tàu du lịch có tiêu chuẩn như một khách sạn 5 sao từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. Mỗi toa tàu mang đặc trưng văn hoá, ẩm thực của một tỉnh. Du khách chọn toa tàu đất Quảng thì sẽ được thưởng thức mỳ Quảng, nghe bài chòi. Chọn Huế thì sẽ được ngắm nhìn tà áo dài màu tím, thưởng thức nhã nhạc cung đình...

Đi du lịch để làm gì? chính là để trải nghiệm. Con tàu này chính là dành cho du khách không có thời gian mà trải nghiệm, họ mua vé cho hành trình từ Quảng Bình đến Nha Trang, nếu qua Đà Nẵng mà thích thì họ ở lại tắm biển và cứ giữ vé tàu, đến giờ họ lại lên tàu đi tiếp hành trình đó. Mỗi ngày đều có một đoàn tàu xuất phát từ hai đầu nên du khách sẽ có nhiều lựa chọn cho mình. Nếu có đoàn tàu đó thì tôi cũng sẽ mua vé lên tàu.

Qua sản phẩm du lịch đặc biệt này có thể quảng bá hình ảnh du lịch miền Trung với thế giới, nếu thành hiện thực thì nó là liên kết cụ thể nhất của du lịch miền Trung. Hai đoàn tàu đó nên như là một công ty cổ phần, mỗi địa phương  là một cổ phần.

Ông đã tính đến những khó khăn khi thực hiện ý tưởng có phần lãng mạn này chưa?

Tất nhiên là có khó khăn, như hiện tại khổ đường tàu chỉ có 0,8 mét nhưng biết đâu chính các nhà đầu tư lớn sẽ làm thay đổi bộ mặt của đường sắt. Đoàn tàu này sẽ chạy trên đoạn đường  khoảng 1.000 km, nếu các nhà đầu tư lớn đầu tư thành công biết đâu sẽ thay đổi mô hình đường sắt Việt Nam, cứu cánh cho mô hình đường sắt Việt Nam đang "chết".

Đường sắt mới thì tốn kém và cần có thời gian nên ban đầu thì tất nhiên phải tận dụng đường sắt hiện có, nhưng nếu nó thành công thì là động lực để thay đổi bộ mặt đường sắt dể phù hợp với thế giới. Biết đâu ngày nào đó đoàn tàu du lịch miển Trung sẽ nối với Lào, Thái lan, thậm chí là phía Nam của Trung Quốc. Có thể bây giờ thì nghe mơ hồ nhưng 10- 20 năm sau sẽ trở nên bình thường.

Tất nhiên để biến ý tưởng thành hiện thực thì cần phải có phương án kinh tế hết sức cụ thể. Như đóng mới tàu thế nào, làm ga tránh ra sao. Nhưng về ý tưởng khi tôi  trao đổi thì anh em các hiệp hội du lịch tỉnh khác cũng rất hứng thú vì quảng bá hình ảnh rất tốt, có thể bài toán kinh tế cũng tốt.

Về phát triển du lịch nói chung, du lịch miền Trung nói riêng, nếu được mời đăng đàn tại Diễn đàn kinh tế miền Trung do Thời báo kinh tế Việt Nam kết hợp với UBND thành phố Đà Nẵng, VCCI, Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung tổ chức ngày 25/9 tới đây, ông sẽ nêu vấn đề gì?

Tôi sẽ chỉ nêu một vấn đề duy nhất là phá triển bền vững du lịch miền trung và những thử thách. Từ môi trường, nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển...

Bạn đang ngồi đây, trong Furama Resort, ngay ngoài kia là bãi biển từng được bình chọn là đẹp nhất hành tinh. Nhưng cứ mưa thì nước thải với nước mưa tràn ra biển, liệu biển ô nhiễm thì du khách có còn đến hay không? ứng xử với vấn đề này thế nào?

Vậy với du lịch Việt Nam nói chung thì theo ông thách thức lớn nhất là gì?

Tôi cảm thấy ngành du lịch Việt Nam chuộng "mỳ ăn liền" hơn là chuộng phát triển bền vững, họ chuộng đếm du khách hơn là đầu tư bài bản cho du lịch. Đếm du khách thì dễ thôi, nhưng đầu tư căn cơ cho những du khách văn minh hơn, tiêu tiền nhiều hơn và tôn trọng văn hoá bản địa thì khó và việc này lại chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay có nguy cơ rất lớn là một số đầu nậu nước ngoài đã thông đồng với một số công ty du lịch của Việt Nam "lùa" du khách qua những nơi mà du khách không có lựa chọn nào khác, buộc phải chi tiêu với giá "cắt cổ", về đến nhà là du khách hoảng hồn không dám quay lại. Như thế nếu đếm khách thì là tăng trưởng nhanh nhưng về lâu dài chính là phá du lịch Việt Nam.

Khi du lịch nước nào đó chỉ lệ thuộc vào một quốc tịch thì đó là nguy cơ của ngành du lịch nước đó và của cả an ninh quốc gia nữa, tôi nghĩ Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề này một cách đặc biệt.