09:56 27/04/2017

Minh bạch thông tin nhìn từ 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Nguyên Vũ

Trong 30 doanh nghiệp lớn nhất, không có doanh nghiệp nào công khai thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của các công ty con

<div style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;"><div>Việc công khai thông tin của doanh nghiệp được xem xét theo ba khía cạnh: công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp; cơ chế báo cáo theo quốc gia.</div><div><br></div></div>
<div style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;"><div>Việc công khai thông tin của doanh nghiệp được xem xét theo ba khía cạnh: công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp; cơ chế báo cáo theo quốc gia.</div><div><br></div></div>
4 trong tổng số 30 lãnh đạo các doanh nghiệp thể hiện sự ủng hộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng, không có doanh nghiệp nào công khai thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của các công ty con...

Đó là một vài trong các  nội dung ở báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 30 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (TRAC Việt Nam 2017), vừa được công bố sáng 26/4.

Báo cáo này do Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) hoàn thiện, là phiên bản đầu tiên áp dụng tại Việt Nam trong loạt báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của doanh nghiệp được Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện từ năm 2008.

Phần bối cảnh nghiên cứu, báo cáo nêu rõ, từ các vụ bê bối doanh nghiệp xảy ra gần đây, có thể thấy sự thiếu rõ ràng trong cấu trúc và quản trị doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho các hành vi tham nhũng, tăng rủi ro cho các bên liên quan, người lao động và cộng đồng địa phương.

Theo báo cáo thì khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện chưa nêu bật được vai trò chủ động của doanh nghiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện chỉ nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng mà chưa có cơ chế để thúc đẩy vai trò chủ động của họ. Đã có nhiều quy định đề cập đến việc công khai, minh bạch của các doanh nghiệp như một biện pháp phòng, chống tham nhũng nhưng việc thực thi vẫn còn hạn chế. 

Một biện pháp hiệu quả và thiết thực khác để chống tham nhũng trong doanh nghiệp là xây dựng và duy trì các Quy tắc ứng xử và kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro tham nhũng. Tuy vậy, Luật Phòng, chống tham nhũng mới chỉ dừng ở "khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ để ngăn chặn các hành vi tham nhũng, hối lộ". Do đó, phần lớn các doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp này một cách nghiêm túc.

30 công ty lớn nhất tại báo cáo được lựa chọn theo danh sách VNR500 năm 2015, bao gồm 10 công ty niêm yết (PLC), 10 công ty có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 10 doanh nghiệp nhà nước (SOE).

Việc công khai thông tin của doanh nghiệp được xem xét theo ba khía cạnh: công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp; cơ chế báo cáo theo quốc gia.

Và nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá các thông tin được công bố trên trang điện tử chính thức của các công ty.

Kết quả không có doanh nghiệp nào có công bố thông tin về tất cả các khía cạnh nêu trên.

Có 9 doanh nghiệp công bố công khai chương trình phòng, chống tham nhũng. Các doanh nghiệp FDI có điểm số tốt nhất trong lĩnh vực này.

18 doanh nghiệp công bố thông tin về cấu trúc và tỷ lệ sở hữu. Về khía cạnh này, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết thực hiện công bố thông tin tốt hơn các doanh nghiệp khác.

14 doanh nghiệp công khai về các công ty con tại nước ngoài. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp nào công khai thông tin tài chính liên quan đến hoạt động của các công ty con đó.

4 trong tổng số 30 doanh nghiệp không có website, và nhận được điểm 0%.

Cụ thể hơn, báo cáo cho biết, chương trình phòng, chống tham nhũng có điểm trung bình 10% .

Với kết quả trung bình là 24%, các doanh nghiệp FDI thực hiện tốt hơn các doanh nghiệp được đánh giá còn lại trong việc công khai các chương trình phòng, chống tham nhũng.

Cargill Việt Nam và Posco Việt Nam, với điểm số 65%, là những doanh nghiệp công bố thông tin rõ ràng nhất về các chương trình phòng, chống tham nhũng.

Trong tổng số 30 thì có 7 doanh nghiệp công khai việc cam kết tuân thủ các luật có liên quan, bao gồm luật phòng, chống tham nhũng. 6 doanh nghiệp công bố các chính sách về quà tặng và chiêu đãi. 2 doanh nghiệp tuyên bố rằng các quy tắc ứng xử của họ áp dụng cho tất cả nhân viên và giám đốc.6 doanh nghiệp công khai các chính sách nghiêm cấm việc đe dọa hoặc trả đũa người tố cáo.

Xây dựng và công khai chính sách, chương trình phòng chống tham nhũng là một trong những khuyến nghị quan trọng tại báo cáo.

Báo cáo nhấn mạnh, chương trình phòng, chống tham nhũng là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất cho các doanh nghiệp khi đối mặt với rủi ro tham nhũng cũng như rủi ro pháp lý và rủi ro uy tín khác. Việc công bố những thông tin này giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ràng và công khai thái độ không khoan nhượng đối với tham nhũng và hối lộ. 

Một bộ quy tắc ứng xử thể hiện chính sách không khoan nhượng là nền tảng của một chương trình phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Ngoài ra, các chính sách và quy trình phù hợp về kiểm soát nội bộ, kiểm toán, các chính sách về lưu trữ chứng từ và các biện pháp kỷ luật xử lý các vấn đề liên quan đến tham nhũng như hối lộ, quà tặng và chiêu đãi, mâu thuẫn lợi ích, chi phí bôi trơn, v.v là rất cần thiết