15:20 07/07/2015

“Nghiêm cấm lấy tiền người nghèo làm đường”

Ngô Trang

Chính quyền địa phương các cấp chỉ được huy động sức dân vào xây dựng nông thôn mới ở mức hợp lý

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, đối với vùng có đông đồng bào nghèo, đồng bào 
dân tộc thiểu số thì ngân sách Nhà nước thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng
 phải là chủ yếu, có thể chiếm 90 - 100% vốn.<br>
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, đối với vùng có đông đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thì ngân sách Nhà nước thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng phải là chủ yếu, có thể chiếm 90 - 100% vốn.<br>
“Vừa rồi có nơi đã huy động cả người nghèo đóng góp vào xây dựng nông thôn mới, trừ vào cả số tiền mà người nghèo được hưởng thì thật là phản cảm. Chính phủ nghiêm cấm huy động người nghèo đóng góp”.

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tại hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng, quản lý giao thông nông thôn.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng cho rằng, đối với vùng có đông đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thì ngân sách Nhà nước thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng phải là chủ yếu, có thể chiếm 90 - 100% vốn.

Hiện việc phân bổ vốn xây dựng nông thôn mới cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, hải đảo, bãi ngang ven biển được Chính phủ ưu tiên nguồn lực gấp hai lần các xã bình thường, nhưng “để đáp ứng nhu cầu về hạ tầng giao thông, sản xuất thì còn phải đầu tư nhiều hơn nữa”.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, chính quyền địa phương các cấp chỉ được huy động sức dân vào xây dựng nông thôn mới ở mức hợp lý, tùy thuộc vào điều kiện của người dân.

Thậm chí, “nếu huy động người nghèo dùng sức để xây dựng giao thông thì chính quyền phải tạo thêm điều kiện để người nghèo có thêm thu nhập từ sự huy động của chính quyền”.

Ngoài ra, để đảm bảo tiết kiệm trong thực hiện xây dựng đường giao thông, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các địa phương căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ về phân cấp thực hiện các công trình nông thôn mới để triệt để phân cấp cho nhân dân xây dựng và giám sát.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong 5 năm qua, các địa phương đã huy động được 186.194 tỷ đồng để phát triển đường giao thông nông thôn, gấp 1,83 lần so với 10 năm trước đó trong bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, chủ yếu là vốn từ phía Nhà nước chiếm trên 70%, còn lại là vốn huy động từ xã hội và cộng đồng dân cư.

Tính chung cả nước, hệ thống đường giao thông nông thôn tới nay đã cứng hóa được hơn 220.000 km, ứng với 44,68%.

Phó thủ tướng cũng cho biết, thời gian qua, ông đã chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp là chính quyền cấp xã huy động quá sức sức dân hoặc người dân nghèo vào xây dựng nông thôn mới.