10:29 28/12/2012

Quảng Ninh và “con đường du lịch”

Thủy Diệu

Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh, du lịch được xác định là một trong những trụ cột quan trọng

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.545454025268555px;">“Nếu khắc phục được những hạn chế hiện nay và có những chiến lược, quy hoạch vĩ mô, căn bản với những giải pháp trên, hy vọng “con đường du lịch” của Quảng Ninh mới có cơ hội cất cánh, tương xứng với tiềm năng vốn có của Quảng Ninh”, Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu nhìn nhận.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.545454025268555px;">“Nếu khắc phục được những hạn chế hiện nay và có những chiến lược, quy hoạch vĩ mô, căn bản với những giải pháp trên, hy vọng “con đường du lịch” của Quảng Ninh mới có cơ hội cất cánh, tương xứng với tiềm năng vốn có của Quảng Ninh”, Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu nhìn nhận.</span>
Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội những năm tới đây của tỉnh Quảng Ninh, du lịch được xác định là một trong những trụ cột quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển theo hướng bền vững.

Sở dĩ mục tiêu này là hiển nhiên vì Quảng Ninh là tỉnh đang sở hữu “tài sản du lịch” được coi là lớn nhất nhì cả nước, với Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp tại Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng trung bình hoặc kém, nhưng ngành du lịch thì lại khác. Quảng Ninh đã đón trên 7 triệu lượt khách, trong đó có 2,4 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2012. Doanh thu du lịch và số khách du lịch đến Quảng Ninh tăng trung bình từ 15 - 20%, đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh.

Trước đó, riêng 6 tháng đầu năm 2012, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 4,262 triệu lượt, đạt 60,9% kế hoạch năm, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,283 triệu lượt, tăng 8% cùng kỳ; khách lưu trú ước đạt 1,358 triệu lượt, tăng 21%; khách thăm di tích lịch sử văn hoá đạt 2,058 triệu lượt, tăng 21%. Tổng doanh thu du lịch 6 tháng ước đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.

Quảng Ninh hiện có hệ thống lưu trú du lịch với 13.500 phòng khách sạn các loại, trong đó có 1.500 phòng thuộc tàu lưu trú nghỉ đêm Vịnh Hạ Long. Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch đường thuỷ có 500 tàu thuyền các loại, trong đó có nhiều tàu thuyền chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh còn sở hữu hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch phát triển đa dạng với nhiều loại hình: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, ẩm thực, vui chơi giải trí, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tổ chức sự kiện...

Với những tiềm năng trên, Quảng Ninh đã thu hút hơn 40 dự án các loại với hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong lĩnh vực hoạt động du lịch, góp phần thay đổi diện mạo các vùng trung tâm du lịch và tạo ra nhiều khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Khu du lịch quốc tế Tuần Châu; quần thể di tích Yên Tử; Công viên quốc tế Hoàng Gia; bãi biển Trà Cổ...

Tuy ngành du lịch Quảng Ninh có những bước phát triển đáng kể và tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, nhưng ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, thẳng thắn cho rằng, ngành du lịch của Quảng Ninh vẫn phát triển chưa xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế; tính chuyên nghiệp của du lịch Quảng Ninh chưa cao. Cụ thể, theo ông, đó là sản phẩm du lịch nghèo, thời gian lưu trú lại địa bàn không nhiều, môi trường du lịch, kể cả môi trường xã hội, thiên nhiên còn bất cập.

Vì thế, Phó chủ tịch Hậu cho rằng, song song với các ngành kinh tế khác, du lịch Quảng Ninh cũng cần có một qui hoạch riêng vì du lịch Quảng Ninh rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ, như du lịch tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng, mua sắm, tâm linh...

Theo ông, để làm du lịch, Quảng Ninh cần phải có một loạt các chính sách mang tầm vĩ mô như:

Thứ nhất, Vịnh Hạ Long cần có một chính sách bảo vệ. Chính phủ cần có riêng một Nghị định về quản lý Vịnh Hạ Long vì tình trạng xâm phạm hiện nay vào di sản này rất lớn, ví như xâm phạm tới cảnh quan, môi trường, xâm phạm hệ thống động thực vật trên các đảo và dưới lòng biển (san hô, thủy sản), trong khi các chế tài hiện có không đủ sức răn đe, cần một chế tài xử lý mạnh hơn thay cho những biện pháp mới dừng lại ở chuyện giáo dục, nhắc nhở và các hình thức xử phạt nhẹ có cũng như không.

Tiếp đến, cần có một bộ máy chuyên ngành đủ lớn, đủ sức để quản lý vấn đề này.

Theo ông Hậu, Quảng Ninh sẽ phải đào tạo được một nguồn nhân lực cho du lịch với chất lượng và tính chuyên nghiệp cao. Thực tế, không ít sự cố của du lịch vừa qua xảy ra lại do yêu tố con người.

Thêm nữa, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho khách như cảng, tàu, hang động, dịch vụ vui chơi giải trí, đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ... phải được điều chỉnh về qui mô để đảm bảo cho khách đến đây được phục vụ an toàn, tốt nhất và lịch sự nhất.

“Nếu khắc phục được những hạn chế hiện nay và có những chiến lược, quy hoạch vĩ mô, căn bản với những giải pháp trên, hy vọng ‘con đường du lịch’ của Quảng Ninh mới có cơ hội cất cánh, tương xứng với tiềm năng vốn có của Quảng Ninh”, Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu nhìn nhận.

Một số hình ảnh về "con đường du lịch" của Quảng Ninh:

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 1

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 2

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 3

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 4

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 5

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 6

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 7

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 8

Quảng Ninh và “con đường du lịch” 9