09:35 27/05/2017

Quốc hội mở hội nghị chưa từng có tiền lệ

Nguyễn Lê

Đây là thứ Bảy tuần đầu tiên của kỳ họp thứ ba, lẽ ra đại biểu Quốc hội được nghỉ

Sáng 27/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì hội nghị góp ý về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều cùa Bộ luật Hình sự 2015.<br>
Sáng 27/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì hội nghị góp ý về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều cùa Bộ luật Hình sự 2015.<br>
Sáng 27/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì một hội nghị góp ý về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều cùa Bộ luật Hình sự 2015.

Như VnEconomy đã thông tin, đây là hội nghị được quyết định sau phiên thảo luận toàn thể về dự thảo luật này, còn nhiều đại biểu đã đăng ký chưa được phát biểu và có ý kiến đề nghị dành thêm thời gian để thảo luận bộ luật rất quan trọng này.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư Pháp Lê Thị Nga - người liên tục 5 nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội, thì đây là lần đầu tiên một hội nghị như thế này được tổ chức, chưa từng có tiền lệ.

Trên bàn chủ toạ hội nghị, bên cạnh Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - đại diện cơ quan soạn thảo, và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp - đại diện cơ quan thẩm tra.

Hàng ghế dành cho đại biểu kín chỗ, dù số ghế nhiều hơn số lượng đại biểu đã đăng ký. Con số chưa thực sự chính xác là có khoảng 40 vị đại biểu (số đăng ký là 24), theo lời Chủ tịch Quốc hội.

Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cùng nhiều vị đại biểu khá quen thuộc trong các phiên thảo luận tại nghị trường: Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Lưu Bình Nhưỡng... có mặt tại sự kiện đặc biệt này.

Hàng ghế khách mời có thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và nhiều đại diện cơ quan liên quan. Một số phóng viên phải đứng để tác nghiệp, dù bộ phận phục vụ đã tận dụng hết chỗ trống để kê thêm ghế.

Đúng 8h, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc.

Bà nói, đây là thứ Bảy tuần đầu tiên của kỳ họp, lẽ ra đại biểu được nghỉ, nhưng do quá trình thảo luận ở hội trường còn 24 đại biểu đã đăng ký nhưng không còn thời gian và theo nguyện vọng của nhiều đại biểu, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu, tổ chức thảo luận thêm vào hôm nay.

“Nếu trong buổi sáng hết ý kiến thì nghỉ, nếu còn ý kiến thì chiều lại tiếp tục”, Chủ tịch nói.

Tổ chức ở phòng họp nhỏ nên đại biểu không thể đăng ký trên bảng điện tử như ở hội trường lớn. Nhiều cánh tay đăng ký phát biểu ngay sau khi Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dừng lời.

Phát biểu đầu tiên là đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), với phạm vi góp ý khá rộng, từ trách nhiệm của pháp nhân thương mại đến quy định về miễn hình phạt, xoá án tích....

Sau ý kiến thứ nhất, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị mỗi người phát biểu khoảng 10 phút.

Người đăng đàn thứ hai là đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Đại biểu nêu hiện tượng ngày nào cũng có vài clip quay cảnh đánh nhau và phát tán lên mạng, lan toả cái xấu. Ở đây không chỉ có những người trực tiếp hành hung mà còn có cả nhóm người xúi giục đánh nhau với sự vô cảm, đồng loã ngày càng rõ hơn. Vì thế dự thảo luật cần quy định rõ hơn, dễ hiểu hơn về tội làm nhục người khác.

Đại biểu Đào Vũ Hoa (Hà Nội) đề nghị cân nhắc bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp vì trên thực tế hành vi này có thể do pháp nhân thực hiện nhưng dự thảo lại quy định chỉ xử lý với cá nhân là chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hơn nữa, nếu cá nhân kinh doanh đa cấp, thu lời bất chính có thể xử lý theo tội danh khác như tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản thì hình phạt cao nhất có thể tới chung thân còn hình phạt cao nhất cho tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp hình phạt cao nhất chỉ là 5 năm tù.

Việc bổ sung tội danh trên còn khiến đại biểu lo ngại có thể dẫn đến xử lý hình sự tràn lan.

Vấn đề vẫn tiếp tục được tranh luân sôi nổi là quy định về không tố giác tội phạm với sự tham gia của nhiều luật sư cả Chủ tịch Quốc hội, VnEconomy sẽ tiếp tục phản ánh.