08:03 29/03/2016

Quốc hội “nợ” cử tri những gì?

Nguyễn Lê

Rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri từ những năm tám mấy, chín mươi đến bây giờ người ta vẫn hỏi lại

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn: C<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">ử tri nhận xét Quốc hội khóa 13 nói rất nhiều, rất mạnh về chống tham những nhưng hiệu quả chưa đạt được bao nhiêu, tham nhũng còn đó và ngày càng có xu hướng phát triển thêm</span>
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn: C<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">ử tri nhận xét Quốc hội khóa 13 nói rất nhiều, rất mạnh về chống tham những nhưng hiệu quả chưa đạt được bao nhiêu, tham nhũng còn đó và ngày càng có xu hướng phát triển thêm</span>
Chỉ có 43 vị đại biểu đăng ký phát biểu trong cả ngày, phiên thảo luận chiều 28/3 về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13 kết thúc sớm hơn thường lệ.

Bên cạnh nhiều điểm sáng, các vị đại diện của dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng không né tránh những “món nợ” với cử tri.

Hai khoản nợ

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhấn mạnh hai khoản nợ. Thứ nhất là thái độ và hành động, lời nói của Quốc hội với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông Sơn nhìn nhận, 2016 sẽ là một năm căng thẳng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Khi mà những ngày vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc sang Việt Nam và thống nhất với Việt Nam không làm căng thẳng tình hình biển Đông. Nhưng từ đầu năm họ mang pháo, tên lửa đất đối không, mới đây là đất đối hạm ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Đã có ảnh chụp mô tả họ đã thử tên lửa và đó là một điều hết sức đáng lo”, ông Sơn nói.

Khoản nợ thứ hai được đại biểu Sơn đề cập là: “cử tri nhận xét Quốc hội khóa 13 nói rất nhiều, rất mạnh về chống tham nhũng nhưng hiệu quả chưa đạt được bao nhiêu, tham nhũng còn đó và ngày càng có xu hướng phát triển thêm”.

 Đó là món nợ của chúng ta với cử tri cả nước, ông Sơn khái quát.

Vị đại biểu Nam Định cũng nêu một điều đáng buồn mà ông “tích luỹ” sau 27 năm phục vụ trực tiếp cho hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương, trong đó có 19 năm làm thư ký Quốc hội, 5 năm làm đại biểu Quốc hội.

Thời gian này ông không thể nào nhớ nổi đã đi dự biết bao nhiêu cuộc tiếp xúc cử tri, tai nghe, tay viết và tổng hợp không biết bao nhiêu ý kiến nghị của cử tri. 

Nhưng, rất nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri từ những năm tám mấy, chín mươi đến bây giờ người ta vẫn hỏi lại. Điều đó chứng tỏ những bức xúc ấy đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. 

Cử tri người ta nói chúng tôi không cần biết chỉ thị gì, nghị định này, nghị quyết kia, chúng tôi chỉ cần biết rằng tình hình phải thay đổi, phải biến đổi đi chứ không thể để như bây giờ. Bức xúc từ chuyện giá cả leo thang, phân bón, thuốc trừ sâu giả, an toàn vệ sinh thực phẩm… kéo dài từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, ông Sơn phản ánh.

Quyền to nhưng lực yếu

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) phản ánh, không ít đại biểu Quốc hội cũng như nhiều ý kiến của cử tri cho rằng Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyền rất cao và rất rộng lớn, phạm vi bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Nhưng lực rất khiêm tốn, chưa tương xứng. 

“Có thể nói rõ là quyền to nhưng lực rất yếu để thực hiện quyền đó”, đại biểu Hùng bình luận.

Và điều khiến ông tâm tư là “đến giờ đây khi tổng kết nhiệm kỳ tôi thấy băn khoăn, trăn trở đó vẫn còn, tức là chúng ta thực hiện quyền nhưng lực vẫn còn rất khiêm tốn”. 

Một trong những giải pháp để thực hiện quyền của Quốc hội được tốt hơn, theo đại biểu Hùng đó là việc công khai, minh bạch các hoạt động của Quốc hội trước cử tri. Vấn đề này Quốc hội khóa 13 làm rất tốt, ông nhận xét.

Bấm nút đăng ký phát biểu lần hai, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại có quan điểm khác. Ông nói “chính chúng ta đang làm hạn chế tính công khai của Quốc hội, có thể nói đây là bước lùi của Quốc hội khóa 12 và 13 hay nói đúng hơn là từ khi chúng ta ứng dụng công nghệ vào trong việc biểu quyết”. 

Ổng kể, ở Quốc hội khoá 11 khi biểu quyết thì mỗi đại biểu có một mã số, một biển cầm trong tay và bày tỏ chính kiến của mình một cách công khai, minh bạch.

Còn biểu quyết bấm nút điện tử như bây giờ thì số đông các đại biểu Quốc hội và xã hội trong đó có các cử tri đâu có biết chính kiến của ai. 

Kéo dài tình trạng như thế này, theo đạị biểu Quốc là điều không ổn, bởi một khi người dân không biết được chính kiến của người đại biểu của mình thì làm sao họ có thể quyết định rằng có tín nhiệm hay không tín nhiệm nữa.