14:49 17/11/2016

Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang bằng con đường nào?

Minh Thuý

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thủ tướng hồi âm bằng văn bản, cùng với chất vấn của 7 vị đại biểu khác

Đại biểu Vũ Trọng Kim đề nghị Thủ tướng cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đi qua quy trình từ Bộ Công Thương về Hậu Giang bằng con đường nào và cấp nào quyết định?<br>
Đại biểu Vũ Trọng Kim đề nghị Thủ tướng cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đi qua quy trình từ Bộ Công Thương về Hậu Giang bằng con đường nào và cấp nào quyết định?<br>
Nếu không phải bí mật thì đề nghị Thủ tướng cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đi qua quy trình từ Bộ Công Thương về Hậu Giang bằng con đường nào và cấp nào quyết định?

Chất vấn này được đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương) dành cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong sáng 11/7.

Đại biểu Kim còn có một chất vấn nữa gửi đến người đứng đầu Chính phủ liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng thua lỗ bằng 0 đồng.

Cụ thể, ông Kim đề nghị Thủ tướng cho biết công khai khoản chênh lệch nợ có của các ngân hàng đó tại thời điểm mua 0 đồng là bao nhiêu và cho tới nay đã giải quyết ổn chưa, tiến triển như thế nào, dự kiến Chính phủ có tiếp tục biện pháp tương tự và duy nhất như vậy đối với các ngân hàng mà thua lỗ trong tương lai nữa không?

Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thủ tướng trả lời bằng văn bản, cùng với chất vấn của 7 vị đại biểu khác.

Các chất vấn còn lại đề cập nhiều vấn đề khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) đặt vấn đề, công nghiệp ôtô giai đoạn 2010-2020 đã không hoàn thành sứ mệnh nhưng không có cơ quan, bộ nào chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, đến một năm nữa, trong các nước ASEAN thuế xuất nhập khẩu sẽ về 0%, vậy đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có biện pháp nào để bảo đảm tính cạnh tranh để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước?

Đồng thời, Việt Nam với chiến lược phát triển ôtô mà theo công nghệ cũ thì có đáp ứng được với yêu cầu phát triển công nghiệp ôtô đảm bảo yếu tố môi trường, tránh khí thải hay không? Đại biểu Chiến còn đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp mang tính chiến lược rõ ràng để bảo đảm cho kế hoạch, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam như hiện nay.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hoà) gom lại 5 vấn đề quan trọng mà Thủ tướng đã giải trình, theo đại biểu là rất thuyết phục. Gồm các chính sách về kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, công tác tổ chức bộ máy sắp xếp cán bộ, xây dựng hoàn thiện thể chế và đưa pháp luật vào đời sống, tăng cường giám sát, xử lý các sai sót chống tham nhũng và tăng cường hội nhập quốc tế.

Trong năm nhóm vấn đề này, đại biểu Thịnh đề nghị Thủ tướng lựa chọn nhóm nào là giải pháp đột phá để có thể tạo sự chuyển biến mới trong việc chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian tới?

“Chính phủ đang quyết tâm cao trong giải quyết nguy cơ bị tụt hậu về kiến tạo phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Vậy, Thủ tướng Chính phủ có xác định những loại chỉ số nào do các tổ chức quốc tế uy tín công bố cần phải ưu tiên nâng lên và nâng lên là bao nhiêu, nếu có? Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ về công tác dự báo trong việc góp phần chống tụt hậu như thế nào?”. Đây là chất vấn của đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên) gửi đến Thủ tướng.

Ở nhiệm kỳ trước, các văn bản Thủ tướng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội đều được đăng tải cổng khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ.