14:41 21/02/2019

Bạn biết gì về hạ canxi máu?

Hoài Phương

Xin cá rằng quá nửa trong chúng ta thậm chí còn không biết rằng trong máu có tồn tại canxi.


Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu của cơ thể, 98% nằm ở xương và răng. Và thực tế là có khoảng 2% canxi ion nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Hạ ion canxi trong máu hay còn gọi là "hạ canxi máu" là căn bệnh khá phổ biến với lứa tuổi học đường.Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.Các biến chứng của hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Với người lớn, biến chứng cũng có thể nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng bằng việc tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉ định dành riêng cho bạn.
Bạn biết gì về hạ canxi máu? - Ảnh 1.
Các biến chứng của hạ canxi máu bao gồm: không thể lớn, chức năng vận động và bộ não bị tổn thương, suy dinh dưỡng, nhuyễn xương (xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương), loãng xương (thưa và yếu xương), kém phát triển, cơn tetani (hoạt động thần kinh quá mức, gây đau đớn vô cùng).Người lớn và trẻ em đều có thể bị các biến chứng: loãng xương, kém phát triển, dễ xảy ra cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức. Cơn tetani xuất hiện do hạ canxi máu nặng nhưng cũng có thể gặp trong trường hợp chỉ hạ canxi ion hóa trong khi canxi toàn phần bình thường, ví dụ như trong tình trạng kiềm hóa máu. Biểu hiện của cơn tetani là các triệu chứng cảm giác như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân.Mục đích của việc điều trị hạ canxi máu là giúp nhanh chóng đưa nồng độ canxi trong máu trở lại bình thường. Các thuốc thường được sử dụng tùy theo nguyên nhân và mức độ hạ canxi máu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần áp dụng các biện pháp phòng tránh hạ canxi máu, như là tăng cường chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, ngũ cốc, phô-mai, cá hồi, tôm… Hạn chế sử dụng caffeine hay cồn do làm chậm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Người mắc bệnh không được hút thuốc lá vì thuốc lá làm gia tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Nên tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể phòng tránh thiếu hụt vitamin D…
Bạn biết gì về hạ canxi máu? - Ảnh 2.
Mặc dù có nhiều trong thực phẩm nhưng đối với một số đối tượng có nhu cầu canxi lớn như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… thì phải bổ sung thêm. Tuy nhiên, không được bổ sung canxi một cách tùy tiện. Việc uống canxi với liều lượng cao, quá lâu có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch. Một số người trung niên thường tự ý bổ sung canxi mà không tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc nên thường bị quá liều. Khi quá tải canxi, người bệnh thường khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Nếu gặp các biểu hiện như vậy, người dùng nên dừng uống canxi và đi khám bác sĩ để được điều trị.Nếu cần phải bổ sung canxi, bạn nên uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ, vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Dùng canxi làm nhiều lần trong ngày. Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu. 
Bạn biết gì về hạ canxi máu? - Ảnh 3.
Không uống canxi cùng với sữa và các chế phẩm của sữa. Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối… Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu vì sử dụng hai thứ này cũng khiến cơ thể khó hấp thu canxi.