10:19 30/03/2018

Bệnh gì kiêng nấy

PV

1. Bệnh gì thì kiêng trứng

Bệnh gì kiêng nấy - Ảnh 1.
Những người bị sốt ( nhất là trẻ em) ăn trứng gà, vịt sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như " lửa đổ thêm dầu", bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Khi bị sốt tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt mà nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiêu protein.Những người bị tiêu chảy cũng tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt. Đối với bệnh nhân tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm. Việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn. Cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường. Chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại. Phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vào lúc này, nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thích đáng thì không những làm mất đi tác dụng bồi dưỡng cơ thể mà ngược lại còn làm cho bệnh nặng thêm. Vì thế, trong thời gian tiêu chảy, bênh nhân không được ăn trứng gà, vịt.Bệnh nhân bị viêm gan và gan nhiễm mỡ tuyệt đối không nên ăn trứng gà, vịt. Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao. Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522 mg. Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan,vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.2.Những người không nên ăn cá
Bệnh gì kiêng nấy - Ảnh 2.
Bệnh nhân gout: Cá chứa purine khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.Người đang sử dụng thuốc ho: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với các biểu hiện: nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh… Trong cá biển có chứa nhiều histamine khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine, có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu, trong khi đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh Parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.Bệnh nhân lao: Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng. Phản ứng nhẹ: buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết… Phản ứng nặng: tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu: Những người mắc bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic ( EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.
Bệnh nhân xơ gan: Khi mắc bệnh xơ gan, có thể bệnh nhân khó sản xuất yếu tố đông máu, cộng thêm với lượng tiểu cầu thấp nên dễ bí xuất huyết trong, rất nguy hiểm đến tính mạng. lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như cá trích, cá ngừ, cá mòi … sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.3.Dưa hấu chưa chắc đã tốt, nếu… 
Bệnh gì kiêng nấy - Ảnh 3.
Bạn có bệnh dạ dày. Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, tình trạng bệnh thêm kéo dài.Bạn mắc huyết áp thấp: Ăn nhiều dưa hấu cũng có thể làm giảm huyết áp. Trong nhiều trường hợp, giảm huyết áp quá mức có thể gây thiệt hại cho các động mạch trong cơ thể.
Bạn là bệnh nhân tiểu đường: Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía và đường fructoza. Do đó, khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao, mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể ( đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường nặng ) gây ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.Bạn đang bị loét miệng: Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Lúc này, nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh chóng, gây thiếu nước ở khoang miệng, làm cho miệng khô, nóng trong, khó điều trị bệnh tận gốc.Bạn có chức năng thận không tốt: Thận yếu khiến cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể kém, dễ xảy ra hiện tượng sưng phù chi dưới hoặc toàn thân. Những người này nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước nạp vào cơ thể lớn, lại không kịp thời bài tiết ra ngoài, nước bị tích tụ trọng cơ thể, làm dung lượng máu tăng, chứng phụ thũng sẽ vì thế trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây suy tim cấp tính.4. Mướp đắng rất mát, nhưng… 
Bệnh gì kiêng nấy - Ảnh 4.
Người bị bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng: Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở động vật. Động vật sau khi được cho uống tính chất mướp đắng có enzyme gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. Nếu mướp đắng được trồng trên những vùng đất bị nhiễm kim loại thì có thể bị nhiễm kim loại nặng và gây độc cho cơ thể. Những người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì những độc tính của mướp đắng kể trên tác động trực tiếp vào gan, thận người dùng.Người mắc bệnh tiêu hóa nói không với mướp đắng: Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Vì vậy, với người đang mắc tiêu hóa, mướp đắng không thể ăn nhiều. Nếu có thể kiêng thì càng tốt.Người có bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp. Công dụng của mướp đắng là giảm huyết áp, hạ đường trong máu, thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm Charantin, Polypeptide-P và Vicine. Chính vì thế người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu trót ăn nhiều loại quả này, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.Người mắc chứng đau đầu kinh niên. Trong mướp đắng có chứa Charantin, Polypetid- P; đây là những hợp chất làm giảm đường huyết vì chúng hạn chế dung nạp glucose . Chúng gây hạ huyết áp và dẫn đến chứng đau đầu. Thành phần Vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc với những người nhạy cảm. Triệu chứng ngộ độc thường là đau đầu, co thắt vụng bụng hoặc có thể hôn mệ nhẹ. Vì những lý do trên, người bị chứng đau đầu kinh niên hãy hạn chế ăn mướp đắng.