14:36 15/03/2018

Bệnh từ đường miệng mà ra

PV

Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mà trong đó không thể nào bỏ qua ngộ độc thực phẩm. Đặc trưng của mùa hè là nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao và chính môi trường này là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Bệnh từ đường miệng mà ra - Ảnh 1.

Bệnh của mùa hèNgộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý gây nên khi người bệnh ăn phải thực phẩm không sạch, mà nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay độc tố của chính thực phẩm người ta ăn phải, cũng có khi do chất độc còn tồn đọng lại từ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm gây nên.Theo các chuyên gia về ATVSTP, NĐTP mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật ( vi khuẩn, ký sinh trùng ), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Các tác nhân trực tiếp gây ngộ độc bao gồm vi khuẩn, ngoại độc tố của vi khuẩn, virus ( chúng ta vẫn thường gọi là siêu vi trùng ) và một số động vật đơn bào ( a míp). Các vi sinh vật này có nhiều ở khắp nơi và thực phẩm dành cho người thì thường cũng là thức ăn lý tưởng của chúng. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa… là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.Nguy cơ cao nhất dẫn đến " nhiễm độc, nhiễm khuẩn thức ăn" nhất là khi sử dụng các thực phẩm động vật còn tươi sống hoặc chưa đun nấu kỹ như tiết canh, tim, cật tái, thịt tái, gỏi cá…, nghĩa là các vi sinh vật đang " sinh sống" ở các thực phẩm này chưa bị tiêu diệt.Các chuyên gia cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm để lâu mà điều kiện bảo quản không bảo đảm vô khuẩn, ( dẫn đến việc vi khuẩn nhân lên đạt đến số lượng đủ gây bệnh cho người ăn. Tình trạng nhiễm khuẩn thức ăn có thể xảy ra trước, trong và sau khi chế biến, trước khi ăn hoặc giữa các lần ăn, kể cả đối với thực phẩm ( sống hoặc chín) được lưu trữ trong tủ lạnh.Nhiều người nhầm tưởng rằng, thức ăn đã được bảo quản trong tủ lạnh là có thể yên tâm " vô tư đi" nên đã để thức ăn dự trữ hoặc thậm chí cả thức ăn đã dùng dở quá lâu trong tủ lạnh. Chúng ta nên biết rằng, ngăn lạnh đúng tiêu chuẩn ( nhiệt độ là 5 độ C ) chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không làm chết vi khuẩn. Chưa kể đến khi chúng ta để quá nhiều thực phẩm , tủ lạnh dùng lâu không vệ sinh các ngăn, rồi những lúc mất điện… đó chính là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn.Đó là chưa kể đến rất nhiều các nguyên nhân khác gây ô nhiễm thực phẩm ở rất nhiều khâu trong chuỗi dây truyền sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm, ví dụ như các dụng cụ dùng ( dao, thớt, rổ, nồi niêu xoong chảo, đôi bàn tay của chúng ta, nước rửa…).Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiệnTheo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm hai loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Bệnh từ đường miệng mà ra - Ảnh 2.
Biện pháp xử lý tại nhàNếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.  Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước muối ( 2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn…Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như : nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ  dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua...Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo... để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại ( chì, thủy ngân...) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4- 10g natri sunfat.Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit ... có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như : uống hỗn hợp than bột, magie oxit.Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.Quan trọng nhất là bù nướcTheo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, công tác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thì ngộ độc thức ăn hầu hết do nhiễm khuẩn trong thức ăn. Có hai nhóm ngộ độc, một là vi khuẩn gây tổn thương ruột, bệnh nhân có sốt, nhiễm trùng đường ruột. Hai là bệnh nhân có thể ngộ độc do vi khuẩn tiết ra độc tố gây độc, trong trường hợp này, bệnh nhân không sốt nhưng bị nôn dữ dội, gây mất nước nặng.Ngộ độc thức ăn do nhiễm vi khuẩn ngoài việc sử dụng kháng sinh cần được bù dịch chống mất nước. " Tuy nhiên với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, việc bù nước cần được theo dõi sát sao vì bù dịch có thể làm tăng huyết áp, phù phổi", bác sĩ Chính lưu ý.Ví dụ, một bệnh nhân nam 47 tuổi ( ở Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, mất nước nhiều, được chẩn đoán là ngộ độc do độc tố của vi khuẩn. Bệnh nhân bị suy thận độ 3 do mất nhiều nước. " Việc bù nước với bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có nôn nhiều, tiêu chảy nhiều cần đặc biệt chú trọng vì mất nước kèm theo đó là giảm lượng nước trong máu, từ đó làm giảm lượng máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương cho các cơ quan này do thiếu nguồn nuôi dưỡng. Cơ quan ảnh hưởng sớm, tổn thương sớm khi bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy là thận, khiến bệnh nhân suy thận. Trong trường hợp này, việc điều trị, bù nước kịp thời có thể giúp thận phục hồi", bác sĩ Chính giải thích.Ngoài ra, mất nước trong ngộ độc thức ăn ( do nôn, tiêu chảy) làm giảm huyết áp, trụy mạch. Mất nước gây mất điện giải, trong đó có mất kali có thể dẫn đến co cơ, thậm chí liệt cơ. Việc bù điện giải trong đó có bù kali sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
Bác sĩ Chính lưu ý , cần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bằng ăn chín, uống sôi, thực phẩm chín cần được bảo quản riêng biệt trong môi trường thoáng sạch, tránh ô nhiễm. Cần có thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn – đây là biện pháp hết sức đơn giản mà hiệu quả, giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm cho thực phẩm. Làm sạch tay trước khi ăn bằng nước rửa tay khô cũng có thể áp dụng nếu không sẵn nguồn nước sạch và xà phòng. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh tay trước khi ăn cần được duy trì khi đi du lịch, dã ngoại.9 ghi nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm1. Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.2. Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.3. Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.4. Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1- 2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.5. Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.6. Thực phẩm chín và sống không để lẫn. Các loại thực phẩm tươi sống như thịt súc vật, phủ tạng, gia cầm, hải sản nên được để riêng, không lẫn với các thực phẩm khác. Nếu chưa kịp chế biến thì bảo quản ở tủ lạnh. Các dụng cụ chế biến thức ăn tươi sống không nên dùng chế biến các thực phẩm đã chín khi chưa qua xử lý.7. Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến. Nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chế biến đồ tươi sống, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các dụng cũ bẩn. Rửa sạch các dụng cụ sau khi chế biến thực phẩm. Đồ dùng như bát đĩa, đũa, muôi, thìa bằng những chất liệu khó rửa nên hạn chế sử dụng.8. Thiết kể khu ăn uống cách ly với các nguồn ô nhiễm. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong, không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng.9. Tránh thực phẩm nhiễm độc hóa học, bằng cách rửa sạch rau quả bằng nước sạch trước khi sử dụng.
Đề phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịchVào mùa hè, mùa du lịch cũng là " mùa" của ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ. Theo TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai, những ngày này các cháu thường được " tháo khoán" cho ăn nhiều loại thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Thậm chí ăn thức ăn lạ có thể gây dị ứng, ngộ độc, nôn ói. Đáng ngại hơn, khi đi chơi du lịch, việc chế biến không chu đáo như tại gia đình, vệ sinh khó đảm bảo, thức ăn dễ ô nhiễm làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ. Khi trẻ nôn, tiêu chảy cần lập tức được bù nước ( dung dịch uống oresol ). Trẻ bị nôn, tiêu chảy nhiều, tốc độ mất nước nhanh, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế. Nguy hiểm của mất nước khi tiêu chảy là làm giảm khối lượng tuần hoàn, rối loạn điện giải, gây co giật, sốc, hôn mê, thậm chí tử vong do trụy tim mạch. "Trong gia đình, khi đi chơi xa nên mang theo oresol. Trẻ sốt cao, tiêu chảy rất cần thiết được bù nước ( bằng uống oresol ) kịp thời. Nhưng cần lưu ý pha đúng cách", bác sĩ Dũng khuyến cáo.




Bệnh của mùa hèNgộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý gây nên khi người bệnh ăn phải thực phẩm không sạch, mà nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay độc tố của chính thực phẩm người ta ăn phải, cũng có khi do chất độc còn tồn đọng lại từ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm gây nên.Theo các chuyên gia về ATVSTP, NĐTP mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật ( vi khuẩn, ký sinh trùng ), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Các tác nhân trực tiếp gây ngộ độc bao gồm vi khuẩn, ngoại độc tố của vi khuẩn, virus ( chúng ta vẫn thường gọi là siêu vi trùng ) và một số động vật đơn bào ( a míp). Các vi sinh vật này có nhiều ở khắp nơi và thực phẩm dành cho người thì thường cũng là thức ăn lý tưởng của chúng. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa… là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.Nguy cơ cao nhất dẫn đến " nhiễm độc, nhiễm khuẩn thức ăn" nhất là khi sử dụng các thực phẩm động vật còn tươi sống hoặc chưa đun nấu kỹ như tiết canh, tim, cật tái, thịt tái, gỏi cá…, nghĩa là các vi sinh vật đang " sinh sống" ở các thực phẩm này chưa bị tiêu diệt.Các chuyên gia cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm để lâu mà điều kiện bảo quản không bảo đảm vô khuẩn, ( dẫn đến việc vi khuẩn nhân lên đạt đến số lượng đủ gây bệnh cho người ăn. Tình trạng nhiễm khuẩn thức ăn có thể xảy ra trước, trong và sau khi chế biến, trước khi ăn hoặc giữa các lần ăn, kể cả đối với thực phẩm ( sống hoặc chín) được lưu trữ trong tủ lạnh.Nhiều người nhầm tưởng rằng, thức ăn đã được bảo quản trong tủ lạnh là có thể yên tâm " vô tư đi" nên đã để thức ăn dự trữ hoặc thậm chí cả thức ăn đã dùng dở quá lâu trong tủ lạnh. Chúng ta nên biết rằng, ngăn lạnh đúng tiêu chuẩn ( nhiệt độ là 5 độ C ) chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không làm chết vi khuẩn. Chưa kể đến khi chúng ta để quá nhiều thực phẩm , tủ lạnh dùng lâu không vệ sinh các ngăn, rồi những lúc mất điện… đó chính là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn.Đó là chưa kể đến rất nhiều các nguyên nhân khác gây ô nhiễm thực phẩm ở rất nhiều khâu trong chuỗi dây truyền sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm, ví dụ như các dụng cụ dùng ( dao, thớt, rổ, nồi niêu xoong chảo, đôi bàn tay của chúng ta, nước rửa…).Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiệnTheo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm hai loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Bệnh từ đường miệng mà ra - Ảnh 4.
Biện pháp xử lý tại nhàNếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.  Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước muối ( 2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn…Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như : nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ  dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua...Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo... để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại ( chì, thủy ngân...) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4- 10g natri sunfat.Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit ... có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như : uống hỗn hợp than bột, magie oxit.Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.Quan trọng nhất là bù nướcTheo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, công tác tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thì ngộ độc thức ăn hầu hết do nhiễm khuẩn trong thức ăn. Có hai nhóm ngộ độc, một là vi khuẩn gây tổn thương ruột, bệnh nhân có sốt, nhiễm trùng đường ruột. Hai là bệnh nhân có thể ngộ độc do vi khuẩn tiết ra độc tố gây độc, trong trường hợp này, bệnh nhân không sốt nhưng bị nôn dữ dội, gây mất nước nặng.Ngộ độc thức ăn do nhiễm vi khuẩn ngoài việc sử dụng kháng sinh cần được bù dịch chống mất nước. " Tuy nhiên với bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, việc bù nước cần được theo dõi sát sao vì bù dịch có thể làm tăng huyết áp, phù phổi", bác sĩ Chính lưu ý.Ví dụ, một bệnh nhân nam 47 tuổi ( ở Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, mất nước nhiều, được chẩn đoán là ngộ độc do độc tố của vi khuẩn. Bệnh nhân bị suy thận độ 3 do mất nhiều nước. " Việc bù nước với bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có nôn nhiều, tiêu chảy nhiều cần đặc biệt chú trọng vì mất nước kèm theo đó là giảm lượng nước trong máu, từ đó làm giảm lượng máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương cho các cơ quan này do thiếu nguồn nuôi dưỡng. Cơ quan ảnh hưởng sớm, tổn thương sớm khi bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy là thận, khiến bệnh nhân suy thận. Trong trường hợp này, việc điều trị, bù nước kịp thời có thể giúp thận phục hồi", bác sĩ Chính giải thích.Ngoài ra, mất nước trong ngộ độc thức ăn ( do nôn, tiêu chảy) làm giảm huyết áp, trụy mạch. Mất nước gây mất điện giải, trong đó có mất kali có thể dẫn đến co cơ, thậm chí liệt cơ. Việc bù điện giải trong đó có bù kali sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
Bác sĩ Chính lưu ý , cần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bằng ăn chín, uống sôi, thực phẩm chín cần được bảo quản riêng biệt trong môi trường thoáng sạch, tránh ô nhiễm. Cần có thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn – đây là biện pháp hết sức đơn giản mà hiệu quả, giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm cho thực phẩm. Làm sạch tay trước khi ăn bằng nước rửa tay khô cũng có thể áp dụng nếu không sẵn nguồn nước sạch và xà phòng. Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh tay trước khi ăn cần được duy trì khi đi du lịch, dã ngoại.9 ghi nhớ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm1. Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.2. Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.3. Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.4. Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1- 2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.5. Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.6. Thực phẩm chín và sống không để lẫn. Các loại thực phẩm tươi sống như thịt súc vật, phủ tạng, gia cầm, hải sản nên được để riêng, không lẫn với các thực phẩm khác. Nếu chưa kịp chế biến thì bảo quản ở tủ lạnh. Các dụng cụ chế biến thức ăn tươi sống không nên dùng chế biến các thực phẩm đã chín khi chưa qua xử lý.7. Vệ sinh tay và dụng cụ chế biến. Nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi chế biến đồ tươi sống, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các dụng cũ bẩn. Rửa sạch các dụng cụ sau khi chế biến thực phẩm. Đồ dùng như bát đĩa, đũa, muôi, thìa bằng những chất liệu khó rửa nên hạn chế sử dụng.8. Thiết kể khu ăn uống cách ly với các nguồn ô nhiễm. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong, không nên sử dụng các thực phẩm đã chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng.9. Tránh thực phẩm nhiễm độc hóa học, bằng cách rửa sạch rau quả bằng nước sạch trước khi sử dụng.
Đề phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịchVào mùa hè, mùa du lịch cũng là " mùa" của ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ. Theo TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai, những ngày này các cháu thường được " tháo khoán" cho ăn nhiều loại thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Thậm chí ăn thức ăn lạ có thể gây dị ứng, ngộ độc, nôn ói. Đáng ngại hơn, khi đi chơi du lịch, việc chế biến không chu đáo như tại gia đình, vệ sinh khó đảm bảo, thức ăn dễ ô nhiễm làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ. Khi trẻ nôn, tiêu chảy cần lập tức được bù nước ( dung dịch uống oresol ). Trẻ bị nôn, tiêu chảy nhiều, tốc độ mất nước nhanh, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế. Nguy hiểm của mất nước khi tiêu chảy là làm giảm khối lượng tuần hoàn, rối loạn điện giải, gây co giật, sốc, hôn mê, thậm chí tử vong do trụy tim mạch. "Trong gia đình, khi đi chơi xa nên mang theo oresol. Trẻ sốt cao, tiêu chảy rất cần thiết được bù nước ( bằng uống oresol ) kịp thời. Nhưng cần lưu ý pha đúng cách", bác sĩ Dũng khuyến cáo.