12:00 23/03/2019

Các biện pháp phòng và điều trị bệnh sán dây lợn

An Nhiên

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán dây lợn là bệnh liên quan đến an toàn vệ sinh trong ăn uống, có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng, miền. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Các biện pháp phòng và điều trị bệnh sán dây lợn - Ảnh 1.
Nguyên nhân mắc bệnh
Tùy thuộc vào người ăn hoặc nuốt phải trứng hay nang ấu trùng sán mà bệnh sán dây lợn được chia làm 2 thể: bệnh sán trưởng thành và bệnh ấu trùng sán lợn.Bệnh sán trưởng thành: nguyên nhân là do người ăn phải thịt lợn có ấu trùng sán (gọi là "lợn gạo") chưa được nấu chín. Ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành, ký sinh ở ruột và gây bệnh.
Bệnh ấu trùng sán lợn: người mắc ấu trùng sán lợn là do ăn phải trứng sán dây lợn có trong thức ăn, rau sống, nước uống hay tay bẩn nhiễm trứng sán đưa vào miệng. Trứng vào dạ dày và ruột nở thành ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tạo thành nang sán ở các cơ vân, ở não, ở mắt... Bệnh ấu trùng sán lợn cũng có thể gặp ở những người bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, do phản ứng của nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày. Trường hợp này coi như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn từ đốt sán và số nang ở người cũng sẽ rất nhiều. Biểu hiện của bệnhTuỳ theo từng thể mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau.
Bệnh sán trưởng thành: Người bị bệnh sán trưởng thành thường không có triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện đau bụng, đau tức vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, suy dinh dưỡng do sán chiếm dụng thức ăn, có thể gây thiếu máu. Ngoài ra, có thể thấy đốt sán ra theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít…); Xét nghiệm phân có đốt sán và trứng sán dây là chẩn đoán xác định.Bệnh ấu trùng sán lợn: Bệnh ấu trùng tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau: - Thể bệnh ở dưới da, bắp cơ: biểu hiện là có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở các vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. - Thể bệnh ở mắt: kén sán có thể trong ổ mắt làm tăng nhãn áp, lồi nhãn cầu gây lác, nhìn đôi, đặc biệt làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể gây mù... - Thể bệnh ở não: Người bệnh có thể bị nhức đầu, động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, rối loạn trí nhớ... - Thể bệnh ở cơ tim gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến van tim dẫn tới suy tim. Xét nghiệm chẩn đoán xác định khi có một trong các tiêu chuẩn sau:- Sinh thiết các nốt/ nang sán dưới da, ép, soi kính hiển vi thấy vòng móc của đầu sán.- Chụp cắt lớp não CT scanner hoặc chụp cộng hưởng từ có nang sán trong não.  Đó là những nốt dịch có chấm mờ lệch tâm, kích thước 3 - 5 mm, có nốt to hơn, có thể có nốt vôi hóa.- Soi đáy mắt thấy nang sán ở mắt.  - Phản ứng ELISA (+) với kháng thể đơn dòng.
Các biện pháp phòng và điều trị bệnh sán dây lợn - Ảnh 2.
Nguyên tắc điều trị và thuốc chữaBệnh sán dây lợn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng praziquantel, niclosamide và albendazole. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh lây lan ra cộng đồng, tránh những biến chứng đáng tiếc như: mắc thêm ấu trùng sán lợn khi bị bệnh sán dây lợn trưởng thành...Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị bệnh được hiệu quả và dứt điểm.Biện pháp phòng chống bệnh sán dây lợn Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh; không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm; không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn); quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; Xử lý những con sán được tẩy ra, không được để ô nhiễm vào môi trường thức ăn, đất, nước...