16:14 03/05/2018

Để phòng tránh những cơn đau dạ dày

Diệu Linh

Cuộc sống hiện đại ngày nay, con người thường xuyên phải đối mặt với những lo âu căng thẳng dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm. Đau dạ dày là một trong số những bệnh lý ấy, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để phòng tránh những cơn đau dạ dày - Ảnh 1.
Từ bỏ những thói quen xấu Theo bác sĩ, Trương Thái Minh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long): "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh đau dạ dày là do bệnh nhân có thói quen hút nhiều thuốc lá; uống nhiều bia, rượu, các thức uống có tính axit cao; thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no; hay do điều trị thuốc kháng viêm; stress lâu dài và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn gọi là vi khuẩn Hp)". Những nguyên nhân này để lâu sẽ dẫn đến các bệnh dạ dày thường gặp như: Viêm loét dạ dày- tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản… Các bệnh lý về dạ dày tồn tại lâu dài có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng con người, vì thế cần chữa trị kịp thời.
Để phòng tránh những cơn đau dạ dày - Ảnh 2.

Chuối hột có khả năng chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Khi có triệu chứng đau bụng vùng trên rốn, đau sau khi ăn, đau lúc đói hoặc cảm thấy nóng rát hay buồn ói thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sớm, nhất là những người trong độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Vì những triệu chứng này ngoài những bệnh thường gặp ở dạ dày như tình trạng viêm loét, đó có thể là triệu chứng của các bệnh ác tính như: Ung thư dạ dày, gan mật, hoặc tụy… Cũng theo bác sĩ Minh, khi có các vấn đề về dạ dày, người bệnh không nên chủ quan tự ý mua thuốc mà nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi người nên giữ gìn cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, nhất là dạ dày, bằng cách tránh các yếu tố có thể gây bệnh viêm dạ dày như: Các thức ăn có độ axit cao hoặc các trái cây có vị chua, không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt là các chất kích thích, như rượu bia, thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét ở dạ dày có khuynh hướng sâu hơn và khó lành. Những bài thuốc chữa đau dạ dày - Mật ong, nghệ tươi: Bạn đã biết đến công dụng của nghệ tươi có khả năng chữa tình trạng loét dạ dày và hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày. Ngoài ra, tinh chất nghệ giàu tính kiềm giúp trung hòa độ axit trong dịch vị; nghệ vàng cũng giúp chống viêm, chữa lành những vết loét trong dạ dày. Cách làm là bạn hãy bỏ vào ly nước 3 muỗng nhỏ bột nghệ tươi cùng với một muỗng nhỏ 10cc mật ong rồi dùng muỗng khuấy cho tan đều để có được một hỗn hợp rồi uống.
Để phòng tránh những cơn đau dạ dày - Ảnh 3.
- Nước bắp cải: Bắp cải vẫn được biết đến là tốt cho bệnh dạ dày, nhưng bạn hãy dùng nước ép của nó. Hàng ngày, người bệnh cần uống một nửa ly nước ép cải bắp vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Tình trạng đau dạ dày của bạn sẽ giảm đi trông thấy nhờ bắp cải giàu vitamin U (Ulcer) có khả năng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày rất tốt.
- Cam thảo: Cùng với các vị thuốc Nam chữa đau dạ dày khác, cam thảo là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường bảo vệ của cơ thể, qua đó giúp ngăn ngừa việc hình thành những vết loét bên trong dạ dày. Bạn hãy ăn cam thảo trước mỗi bữa ăn khoảng nửa tiếng để giúp cho những vết loét được chữa trị có kết quả tốt hơn, do lúc đó cam thảo hoạt động như một lớp màng ở dạ dày, giúp dạ dày bạn được bảo vệ.
Để phòng tránh những cơn đau dạ dày - Ảnh 4.
- Lá mơ: Lá mơ cũng là một trong những loại thảo dược có trong bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Lấy 20g lá mơ rửa sạch rồi giã cho nhuyễn, đem vắt cho ra nước uống trong ngày. - Chuối hột: Ông bà ta vẫn tin tưởng vào chuối hột có khả năng chữa bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả. Bạn hãy cắt mỏng trái chuối hột già, đem phơi khô ở nơi bóng râm, rồi nghiền nát ra thành bột. Lúc sử dụng, pha bột này với nước ấm để phát huy tác dụng.
Thói quen ăn uống gây bệnh viêm dạ dày + Ăn quá nhanh: việc làm này khiến cho nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa thức ăn, dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa, sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày. + Ăn trước khi đi ngủ: Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ,lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày,điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. + Ăn vặt : Nếu ăn vặt quá nhiều, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi,lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày. + Ăn không đúng bữa: Nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian nào đó,dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. + Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xong, não sẽ tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động, vì thế tốt nhất là bạn đừng để quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn.