11:21 19/03/2018

Dưỡng sinh mùa xuân

PV

Hòa thuận với khí trời      

Cổ nhân có câu: " Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ", có nghĩa là mọi việc sẽ tốt đẹp nếu như ta biết nhìn trời ( nhận biết các quy luật tự nhiên) và làm thuận theo trời ( tuân thủ các quy luật tự nhiên). Đây cũng chính là nền tảng cơ bản của phương pháp dưỡng sinh thuận theo những quy luật của khí tượng học. 
Dưỡng sinh mùa xuân - Ảnh 1.
Y thư cổ Nội kinh đã viết: "Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sinh- trưởng- lão- tử, trái với quy luật này thì tai hại sẽ đến; thuận theo quy luật này thì bệnh tật không phát sinh, như thế là đắc đạo là biết pháp dưỡng sinh". Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông trong thiên Dưỡng sinh sách Nội kinh yếu chỉ cũng đã viết: " Người đời thượng cổ đều biết phép dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa theo thuận số, ăn uống có tiết chế, làm việc nghỉ ngơi có giờ giấc điều độ, không phí sức bừa bãi cho nên tinh thần thể chất luôn luôn khang kiện mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới chết.Theo phép dưỡng sinh của y học cổ truyền, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, tính từ tiết Lập xuân đến tiết Lập hạ, là mùa dương khí của trời đất bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh, trăm hoa đua nở, khí trời ấm áp, khí đất phát sinh. Trong khung cảnh đất trời dâng đầy sức sống, vạn vật tràn lan tốt tươi ấy, cổ nhân khuyên người ta nên ngủ muộn một chút, dậy sớm một chút rồi đi bách bộ ngoài sân, xõa tóc, nới đai, mặc đồ thoáng rộng, để cho ý tưởng trở nên khoáng đạt tựa như vạn vật mới sinh, chỉ nên sinh mà không phạt, cho đi mà không lấy lại. Nếu làm trái với lẽ trên thì sẽ hại đến can khí, đến mùa hạ sẽ sinh ra các bệnh hàn, năng lực thích nghi của cơ thể bị giảm sút.Sách Dưỡng sinh luận khuyên rằng: ba tháng mùa xuân, mỗi sáng sớm trải đầu một hai trăm lần, đến đêm đi ngủ dùng nước nóng hòa một chút muối, rửa từ đầu gối xuống bàn chân chân để giải khí độc rồi hãy đi nằm. Phụ nữ làm  theo những điều này thì dung nhan tươi trẻ, mỹ lệ mà không cần đến phấn son.Theo cổ nhân, phép dưỡng sinh trong từng tháng của mùa xuân có khác nhau:Tháng  giêng là tháng phát dương, vạn vật hồi sinh, sinh nhưng không sát, cho nhưng không lấy lại, con người cần giữ gìn không được làm thoát khí, nằm đầu quay về hướng bắc. Tôn Chân Nhân trong sách Lý luận dưỡng sinh nói: tháng giêng dễ bị bệnh thận, khí của phế yếu ớt, cần giảm ăn mặn và ăn chua, tăng ăn vị cay để bổ thận và phế, không được để lạnh quá nhưng cũng không nên mặc ấm quá. Buối sáng nên dậy sớm để thư giãn thân thể và tinh thần.Tháng hai ngày dài đêm ngắn, khi tâm trí không ổn định thì không để người quá lạnh hoặc quá nóng để dưỡng thần khí, nằm đầu quay về hướng đông. Lúc này, tạng can đang khỏe nên ăn cay nhiều, bớt ăn chua để trợ can bổ thận, cần trừ đờm, làm toát mồ hôi để xua tan khí độc mùa đông.Tháng ba, vạn vật đâm chồi nảy lộc, nắng nóng, cần đi ngủ sớm và dậy sớm để dưỡng khí, nằm đầu quay về hướng đông bắc. Tôn Chân Nhân nói: lúc này tạng tâm hoạt động mạnh, khí Mộc dồi dào, nên ăn giảm vị ngọt, tăng vị cay để bồi bổ tinh khí. Cần tránh khí hướng tây, thư giãn cơ thể, hòa thuận với khí trời.
Dưỡng sinh mùa xuân - Ảnh 2.
Bồi bổ dương khíMột trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải " thuận theo tự nhên" mà tự nhiên lại có bốn mùa nên trong mỗi mùa lại có nhưng nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vậy khi mùa xuân đến, phép dưỡng  sinh ẩm thực cần chú ý những gì?Thứ nhất, nên trọng dụng đồ ăn thức uống có tính ôn ấm, và bồi bổ dương khí. Mùa  xuân vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể cũng tăng lên, lúc này rất cần phải hướng dương, khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống. Theo đó vào mùa xuân nên dùng nhiều các  thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, thịt chó , thịt dê, thịt chim sẻ,  tôm... và những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí.Thứ hai, nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Vào mùa xuân can khí làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, theo học thuyết ngũ hành, mộc khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tì vị ảnh hưởng không tốt đến chức  năng tiêu hao và hấp thu của cơ thể. Đồ ăn thức uống có vị ngọt có thể bổ ích cho tì khí, vậy nên vào mùa xuân ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường công năng của tỳ thổ và ăn ít chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc. Những thức ăn giàu đạm và đường cần được trọng dụng như thịt nạc, trứng gia cầm, sữa, mật ong, rau quả tươi, các loại mứt... Ngoài ra, về mùa xuân còn phải chú ý kiêng dùng những đồ ăn thức uống sống lạnh để tránh làm tổn thương tì vị.Thứ ba, ăn uống nên thanh đạm và đa dạng, thức ăn béo ngậy thường khó tiêu, khó hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chậm tiêu. Bởi vậy, vào mùa xuân ăn uống cần thanh đạm, hạn chế ăn những đồ béo ngậy nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào, quay rán... Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, phải phối hợp các món ăn thức uống với nhau sao cho hợp lý và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả... như vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ngày xuân trở nên dồi dào.Thứ tư, nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin. Chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm mép, viêm lưỡi, quáng gà, viêm da, ho khan, viêm họng, khô miệng... Bởi vậy, việc trọng dụng các loại hoa quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý là các loại rau, quả như cam, quýt, dưa hấu, táo, chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt, măng, cà rốt, củ đậu, củ mài, hạt dẻ, mã thầy, ngó sen, giá đỗ, cà chua, sắn dây, các loại nấm...Thứ năm, nên ăn các loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét, người ta thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay, nóng, thậm chí dùng rượu thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tực ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề... Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng dương như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, nước rau má, rau diếp cá, ngó sen, rau kim ngân, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử, ba ba, cá chạch, lươn...Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân chủ yếu gồm 5 điểm nêu trên, tuy nhiên trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc " tam nhân chế nghi" nghĩa là phải tùy người mà dùng, tùy nơi mà dùng và tùy lúc mà dùng. Ví dụ, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương. Người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh.
Dưỡng sinh mùa xuân - Ảnh 3.
Tập từ hai chânNgười ta thấy rằng khả năng hưng phấn tinh thần và cơ bắp của con người vào mùa xuân cao hơn mùa đông rất nhiều, đặc biệt là độ nhạy cảm trong sáng của mắt. Tiếp nữa, huyết áp trung bình có xu hướng tăng về mùa xuân và mùa hè, hạ vào mùa thu và mùa đông. Vì vậy, Tiết Thanh Minh diễn ra trong mùa xuân không những là lễ tảo mộ mà còn là hội đạp xuân.Bước sang mùa xuân, người thời cổ thường hay tổ chức các hoạt động tập thể dục như leo núi, đánh đu, thả diều, đua thuyền, đá cầu... trong đó, thả diều là môn thể đục độc đáo diễn ra vào mùa xuân, bởi vì môn thả diều đòi hỏi phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều bộ phận trong cơ thể. Ví dụ, người thả diều phải luôn ngẩng đầu theo dõi, hai tay phải điều khiển, hai chân phải chạy đuổi theo diều... Hơn nữa, thả diều trong ngày xuân nắng đẹp, trăm hoa đua nở, sẽ khiến chúng ta cảm thấy hết sức vui vẻ, thoải mái đương nhiên là rất có lợi cho sức khỏe. Nói chung các động tác thả diều có hiệu quả rất tốt trong phòng chống chứng đốt sống cổ.Người thời cổ có rất nhiều bài thể dục tăng cường sức khỏe tiện cho người ta tập trong mỗi thời Tiết. Ví dụ Tiết Thanh Minh đối ứng với vị trí lưng và thận, tổ tiên chúng ta giàu sáng tạo đã sáng tạo ra bài thể dục mang tên " Nổ cung phải trái như xạ điêu" , bài thể dục này yêu cầu người tập đứng dạng hai chân, sau đó, hai tay làm động tác nổ cung bắn tên, hai mắt và cổ di chuyển dần dần theo hướng tay từ phải sang trái rồi từ trái sang phải. Thường xuyên tập động tác này rất có lợi cho 12 kinh lạc và mạch máu. Đặc biệt, đối với phái cổ cồn suốt ngày ngồi trước máy vi tính rất dễ mắc bệnh đốt sống cổ. Bài tâp thể dục này có hiệu quả rất tốt trong phòng chống chứng đốt sống cổ.Bên cạnh đó, mùa xuân dương khí thăng phát, do đó chúng ta cũng phải làm chấn phấn khí trong cơ thể, nếu muốn làm cho dương khí thịnh vượng, điều quan trọng là phải vận động. Điểm dựa của con người chúng ta ở chân, vậy là chúng ta cần phải tập thể dục từ hai chân. Đối với những ai không có điều kiện hoặc không có thói quen tập thể dục thì nên áp dụng biện pháp dưỡng sinh, biện pháp dưỡng sinh rất nhiều, ngoài bổ dưỡng về ăn uống, biện pháp " tọa sàng" tức ngồi yên tĩnh cũng rất hiệu quả. Đặc biệt là trước sau 15 phút mỗi dịp Tiết mới về chúng ta cần phải thanh tâm, bình tĩnh để cho cơ thể hoàn toàn thư giãn, điều này rất quan trọng và rất có lợi cho sức khỏe.
Dưỡng sinh mùa xuân - Ảnh 4.
 10 bí quyết dưỡng sinh dễ thực hiện nhất1 ăn no ko gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh vừa đẹp, vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.2 dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng  thần, tĩnh tâm ích trí.3 ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm, vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
4 người đến tuổi già thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm, đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở.5 ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc, ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều.6 mỗi ngày 3 bữa, thức ăn phù hợp rau xanh hoa quả ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng không gấp không vội.7 người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích, tự do chơi.8 mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.9 ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột sát như muối.10 gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.Dưỡng sinh tùy thể chất
Thể chất âm suyĐặc điểm: cơ thể gầy mòn, dẽ khô họng khát nước, thích uống đồ lạnh, lòng bàn tay chân dễ ra mồ hôi, hay táo bón, nước tiểu vàng, da khô, nhìn mọi vật không rõ ràng, ngủ kém, thường ù tai hoa mắt.Cách bồ bổ tinh thần: người thể chất âm suy tính tình dễ lo lắng, cáu giận. Do đó nên tăng cường rèn luyện thói quen giữ bình tĩnh, hạn chế tham gia các hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh.Dùng thực phẩm điều hòa: nên ăn nhiều các thực phẩm bổ thận âm như vừng, gạo nếp, đậu xanh, hải sâm, thịt vịt, bách hợp, trứng gà, mật ong, tổ yên, mộc nhĩ trắng, đậu phụ, đậu đen, mía lê, móng lợn, thịt ngan, ngân nhĩ, cua... nên hạn chế ăn thực phẩm có tính cay nóng.Thể chất dương suyĐặc điểm: béo bệu, sắc mặt trắng nhợt, tay chân lạnh, tiểu tiện nhiều, đại tiện ít, sợ lạnh.Cách bồi bỏ tinh thần: người dương suy thường có tâm trạng không ổn định, dễ lo sợ, hoặc dễ bi ai. Do vậy, nên thường xuyên nghe nhạc, giao lưu kết bạn để điều hòa tâm trạng.Dùng thực phẩm bồi bổ: nên ăn nhiều các thực phẩm tráng dương như: thịt dê, thịt chó, thị gà, hạt dẻ, tôm...Rèn luyện thể chất: 4 mùa trong năm đều nên tích cực vận động. Có thể chọn các loại hình như đi bộ, chạy chậm, thái cực quyền. Tắm nắng cũng là một cách dưỡng sinh cho cơ thể không tồi.Thể chất máu không lưu thôngĐặc điểm: cơ thể gày mòn, môi thâm, da khô ráp, quầng mắt thâm, sắc mặt xấuCách bồi bổ tinh thần: cần chú ý bồi dưỡng tinh thần lạc quan, giữ tâm trạng ổn định. Tâm trạng vui vẻ thoải mái sẽ khiến khí huyết lưu thông, có tác dụng cải thiện tình trạng thể chất này.Dùng thực phẩm bồi bổ: nên thường xuyên ăn ngó sen, hành tây nấm hương, mộc nhĩ, rong biển, đậu đen...Hạn chế uống rượu. Nên ăn nhiều cháo lạc, cháo sơn trà, hoặc canh sườn hầm.Rèn luyện thể chất: nên tham gia cá hoạt động có ích cho tim mạch như tập thái cực quyền. Massage dưỡng sinh để giúp các bộ phận trong cơ thể đều được điều hòa, mang lại tác dụng thúc đẩy tuần hoàn khí huyết cho cơ thể.Thể chất viêm thấpĐặc điểm: cơ thể béo phì, cơ bụng lỏng, da mặt dầu, cơ nhão. Luôn thèm ăn đồ ngọt.Dùng thực phẩm bồi bổ: nên thường xuyên ăn thực phẩm có tính ôn bình. Vị nhạt, ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các thực phẩm có tác dụng kiện tì lợi thấp, trừ viêm như củ cải trắng, bắp cải, hành tây, đậu đỏ. Cần kiềng uống rượu, mỗi bữa không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều hoặc ăn quá nhanh.Rèn luyện thân thể: người viêm thấp thường béo thể trọng nặng nề. Do đó cần kiên trì luyện tập các hoạt động trong thời gian dài như đi bộ, chạy chậm, các loại vũ đạo bóng bàn, cầu lông bóng đá, tennis...l ượng vận động nên tăng dần để giúp các cơ bị nhão, lỏng dần dần săn chắc trở lại.