10:26 10/04/2018

Lại đến "mùa" rối loạn tiền đình

Hoài Phương

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, bạn thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết ( chuyển mùa), nhiễm độc, lo âu...

Lại đến mùa rối loạn tiền đình  - Ảnh 1.
Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong vai trò duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay... hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc đễ giữ thăng bằng cho cơ thể. Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,... Đó chính là hội chứng rối loạn tiền đình.Nguyên nhân do đâu?Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí có những nguyên nhân mà chúng ta ít ngờ đến nhưng lại là tác nhân gây bệnh. Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,... là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.Ngoài ra, hội chứng stress ( lo lắng, căng thẳng, mất ngủ...) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn hormone Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có giây thần kinh số 8. " Con đường" truyền dẫn truyền thông tin này bị " hư hại" khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn tiền đình.Hội chứng tiền đình cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não,... Với nguyên nhân này, người bệnh cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại.Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,...Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn?" Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở phụ nữ, hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ. Ngoài ra, mỗi lần có kinh nguyệt, phụ nữ cũng dễ bị rối loạn tiền đình với triệu chứng chủ yếu là chóng mặt. Trong khi nam giới ít bị bệnh hơn", PGS.TS Đặng Xuân Hùng, phó chủ tịch Hội Tai mũi họng TP.HCM cho biết.Ngoài ra, theo PGS Xuân Hùng, rối loạn tiền đình còn hay gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh ( trên dưới 45 tuổi). Những người về hưu cũng bị rối loạn tiền đình rất nhiều, đặc biệt là những người có chức vụ hoăc công việc bận rộn khi còn đang làm việc. Nguyên nhân là do đang từ môi trường làm việc sôi động, năng nổ sang môi trường về hưu buồn tẻ, đơn điệu nhưng chưa kịp chuẩn bị tâm lý nên người về hưu rất dễ bị stress ( căng thẳng thần kinh), chóng mặt, ù tai, nghe kém và có biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, mặt tái mét, lo âu, hoảng hốt, sợ hãi.Cần lưu ý, với người bị rối loạn tiền đình không nên cách ly môi trường làm việc, vì càng cách ly môi trường làm việc thì càng chóng mặt nhiều hơn, thậm chí còn bị ù tai, hoa mắt, lảo đảo, tâm trí rối loạn. Cách tốt nhất là tránh làm việc quá sức để tránh bị rơi vào stress.Ngày nay, rối loạn tiền đình đang ngày càng gia tăng ở nhiều lứa tuổi và nhiều ngành nghề khác nhau gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài phụ nữ, hội chứng rối loạn tiền đình thường gặp ở các đối tượng như:+ Người chịu áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước may vi tính như nhân viên văn phòng, người lao động trí óc, học sinh, sinh viên...+ Người bị thiếu máu: thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, thiếu máu sau chấn thương,...+ Người có nồng độ cholesterol trong máu cao như bệnh nhân máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.+ Người bị mắc các bệnh về thần kinh: viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt, tâm thần...+ Người bị huyết áp thấp, huyết áp cao.+ Người sử dụng nhiều bia rượu, nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.+ Người bị tổn thương hệ xương: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm...
Lại đến mùa rối loạn tiền đình  - Ảnh 2.
Điều trị cần đúng cách
Các triệu chứng ban đầu của rối loạn tiền đình như: hoa mắt, đau đầu, khó ngủ, ngủ không sâu, bệnh nhân dễ lầm tưởng mình bị thiểu năng tuần hoàn não và tự điều trị theo hướng này làm bệnh có chiều hướng nặng hơn. Thực tế là nhóm thuốc hoạt huyết dưỡng não đang dùng hiện nay, não có tác dụng chính là tăng cường tuần hoàn máu nhưng không điều trị được các nguyên nhân sâu xa gây ra rối loạn tiền đình như: thiếu máu, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, lo âu, căng thẳng...Như vậy, chẩn đoán nhầm bệnh sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc không chính xác, nhóm thuốc hoạt huyết dưỡng não chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng nhất thời của hội chứng mà không phòng tái phát và điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh làm cho bệnh tái phát nhiều lần khiến việc điều trị rơi vào vòng luẩn quẩn.Ngoài ra, một số người bệnh có thói quen khám và uống thuốc của các thầy lang. Tuy nhiên, đa phần dược liệu được mua ngoài thị trường không rõ nguồn gốc, không kiểm soát chất lượng và các chất bảo quản có thể gây độc cho cơ thể người. Hoạt chất có tác dụng điều trị trong dược liệu có thể không đảm bảo đủ hàm lượng đạt hiệu quả điều trị.Hiện nay, trên thị trường cũng có một số sản phẩm điều trị dành cho người mắc rối loạn tiền đình, nhưng cũng đều đi theo lối mòn giảm triệu chứng bệnh, không có công dụng phòng chống tái phát bệnh cũng như giảm stress, một nguyên nhân rất lớn khiến bệnh rối loạn tiền đình nặng hơn.Dấu hiệu bạn đã mắc rối loạn tiền đình Chóng mặtĐó là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó, mức độ nặng dần lên với tần xuất tăng dần. Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh. Kèm theo đó là chứng buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng, mất cân bằng cơ thể, mắt mờ.Mất thăng bằngCơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu. Bạn gặp phải hiện tượng này là do toàn bộ vùng tiền đình, mắt, ngoại tháp, tiểu não bị mất thông tin từ cơ thể gây nên.Mất ý thức hoặc ngấtTrong một khoảng bạn có thể bị đe dọa mất ý thức hoặc ngất đí, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồi hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua. Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.
5 lưu ý về chế độ nghỉ ngơi và làm việc1/ Ban đêm nên để đèn ngủ cho dễ nhìn sự vật chung quanh.2/ Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu thì sau 2h bạn đứng lên và đi lại một chút.3/ Tránh ngoảnh cổ, đứng ngồi quá nhanh, không nên leo trèo cao và đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi.4/ Cố gắng giảm các tác nhân gây căng thẳng, lo âu, hoảng hốt trong cuộc sống của bạn và cần tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích.5/ Tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số bài tâp thể dục tốt cho người mắc rối loạn tiền đình.

Món ăn cần chọnTheo kinh nghiệm điều trị của Đông y, các món ăn sau đây rất có tác dụng cho việc điều trị rối loạn tiền đình:*Nấm mộc nhĩ trắng ( 15 – 20 gr) nấu canh với thịt heo nạc ( 50gr) cùng 1 quả táo đỏ, ăn lúc đói.* Trà xanh hoặc đen ( 5gr) nấu với vỏ quýt ( 10 gr) cùng với ½ lít nước, đun sôi 5- 10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.* Gừng khô nướng sơ ( 6 – 8gr), cam thảo tẩm mật nướng ( 4 gr), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia hai lần, uống trước bữa ăn.* Xác ve sầu ( 30 gr) tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2-3 gr với nước pha ít rượu.* Hoa cúc trắng ( 6 – 8 gr) tán bột ngâm với nước sôi 5 – 10 phút, uống sau bữa ăn.
Rối loạn tiền đình khác thiểu năng tuần hoàn não thế nào?80% người bệnh khi gặp chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai... thì cho rằng mình bị thiểu năng tuần hoàn não sau đó tự điều trị sai khiến các triệu chứng bệnh không giảm đi mà tần suất các cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình còn tăng lên.Giống nhau: đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Mệt mỏi, sợ lạnh, sợ độ cao, buồn nôn.Khác nhau:+ Thiểu năng tuần hoàn não: đau sau gáy hoặc nửa đầu; có thể xác định được vị trí đau. Trong khi đó rối loạn tiền đình thì cơn đau không đặc trưng từng vùng, không xác định được vị trí đau từng vùng.+ Khi đau do thiểu năng tuần hoãn não, người bệnh vẫn có thể điều khiển nhận thức. Còn khi rối loạn tiền đình, cơn đau nặng mất nhận thức.+ Người mắc thiểu năng tuần hoàn não vẫn có thể đứng hay ngồi. Còn người rối loạn tiền đình thường quay cuông mất thăng bằng, không thể đứng hay ngồi chỉ có thể nằm.+ Thiểu năng tuần hoàn não không khiến bạn ù tai. rối loạn tiền đình là ù tai.