09:47 10/05/2018

Mùa hè cẩn trọng viêm tai giữa khi cho trẻ đi bơi

Diệu Linh

Trẻ em thường rất thích được đi bơi nhất là vào dịp hè. Bơi lội giúp trẻ vận động toàn thân, từ đó giúp các em ăn tốt và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, nhiều trường hợp trẻ đi bơi về không được vệ sinh tai đúng cách dễ bị viêm tai.

Mùa hè cẩn trọng viêm tai giữa khi cho trẻ đi bơi - Ảnh 1.
Bác sĩ Khoa Tai - Mũi - Họng cho biết rằng, trong nước bể, ao hồ có chứa những nguy cơ gây bệnh, những mầm bệnh sinh sống như những vi khuẩn gram âm, trực khuẩn xanh, ký sinh trùng, thậm chí là cả nấm. Những loại đó đều là căn nguyên dẫn đến tổn thương da, ở vùng tai mũi họng hay gặp đó là viêm da ống tai ngoài.Biểu hiện ban đầu của tình trạng viêm ống tai ngoài là người bệnh sẽ có cảm giác ngứa tai, ù tai, râm ran ở trong tai, sau đó có thể xuất hiện triệu chứng như đau tai, chảy dịch chảy mủ tai.Khi phát hiện ra trẻ đang có một vấn đề bất thường ở tai, tốt nhất cha mẹ đưa con tới cơ sở tai mũi họng để các bác sĩ thăm khám và điều trị cho các cháu sớm nhất thì việc điều trị sẽ đơn giản và đáp ứng nhanh.Nếu trì hoãn việc đưa trẻ đi khám sớm thì từ một tình trạng viêm ống tai ngoài đơn giản có thể trở thành tình trạng viêm tấy ống tai lan tỏa phải điều trị bằng kháng sinh đường uống, thậm chí có trường hợp phải cho nhập viện để dùng kháng sinh đường tiêm. Nếu như để nặng hơn nữa thì một nhiễm trùng ngoài da cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.Trẻ em trong mùa hè đặc biệt thích bơi lội, nên khuyến khích trẻ bơi để bớt đi tình trạng đuối nước ở trẻ em. Đây là cách phòng tránh viêm tai do bơi lội gây ra:
+ Cha mẹ nên đưa trẻ đến những bể bơi công cộng đảm bảo vệ sinh, tránh những bể bơi quá nhỏ hoặc quá đông người.+ Tránh đưa trẻ đến ao, hồ để bơi vì nhưng nơi đó không đảm bảo vệ sinh và an toàn cho các cháu.+ Cha mẹ trang bị cho trẻ nút tai trong khi bơi là cách để tránh nước vào tai.+ Sau khi bơi lội xong hoặc khi trẻ có dấu hiệu nước vào trong ống tai thì nên hướng dẫn trẻ cách để cho nước thoát ra ngoài, bằng cách cho trẻ nghiêng đầu về phía tai có nước vào và kéo vành tai dốc xuống phía dưới sẽ làm nước chảy ra phía ngoài. Sau đó cha mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào tai đó cho con để làm sạch. Có thể dùng bông ngoáy tai, lựa chon bông mềm, không đưa bông quá sâu vào trong ống tai vì như vậy có thể làm tổn thương ống tai, thậm chí cả màng nhĩ. Nên lau tai nhẹ nhàng bằng bông, tránh chà sát mạnh vì như thế càng làm tổn thương da ống tai và vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào, cũng không nên lau tăm bông quá nhiều.