08:08 28/09/2018

Từ viêm mũi dị ứng đến hen phế quản

Hoài Phương

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là hai bệnh có mối liên quan mật thiết. Một số nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng và 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen suyễn.


Viêm mũi dị ứng và hen có quá trình viêm giống nhau và xảy ra trên niêm mạc tương tự nhau. Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên hen và ngược lại. Tuy nhiên cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới lại khác biệt nhau, ví dụ niêm mạc mũi có nhiều mạch máu hơn, trong khi phế quản lại có sự hiện diện của cơ trơn. Vì vậy biểu hiện của viêm mũi dị ứng và hen suyễn sẽ khác nhau. Ở bệnh nhân hen có sự co thắt phế quản trong phổi, còn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có sự giãn mạch gây nghẹt mũi.
Từ viêm mũi dị ứng đến hen phế quản - Ảnh 1.
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường chuyển từ thở mũi sang thở miệng, gây ảnh hưởng đường thở, từ đó dễ dẫn đến bệnh hen. Nhiều bệnh nhân phải điều trị song song, kết hợp cả hai bệnh rất vất vả. Vì vậy, cần gặp bác sĩ khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần. Cần đến bệnh viện khẩn cấp khi có dấu hiệu ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ. Khi bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm để tránh biến chứng, tránh chuyển sang hen, tránh làm nặng bệnh hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên khám tầm soát hen và ngược lại. Để phòng ngừa bệnh, cần được chích ngừa cúm và chích ngừa viêm mũi dị ứng.
Từ viêm mũi dị ứng đến hen phế quản - Ảnh 2.
Vậy chúng ta có thể phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản như thế nào?Một số biểu hiện của viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi, thường là trong và loãng, hắt hơi từng tràng dài, nghẹt mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc mắt. Các triệu chứng này thường phối hợp với nhau và kéo dài trên 1 giờ sau khi gặp tác nhân gây dị ứng. Nếu bệnh kéo dài sẽ đưa đến nghẹt mũi kinh niên. Nghẹt mũi càng ngày càng nặng, dẫn đến việc thở bằng miệng, ngủ ngáy và có thể ngưng thở lúc ngủ. Có thể dẫn đến các rối loạn hành vi như mất ngủ, tiểu dầm, mộng du, có thể thay đổi  về hành vi như kém tập trung, cáu gắt, học kém và ngủ dục ban ngày. Trẻ dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa và khó lành hơn. Trẻ bị hít khói thuốc lá cũng làm triệu chứng dị ứng nặng hơn.
Từ viêm mũi dị ứng đến hen phế quản - Ảnh 3.
Biểu hiện của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở. Khi thấy một trong các biểu hiện sau đây cần nghĩ đến hen và đến gặp bác sĩ, yêu cầu được  đo hô hấp ký để chẩn đoán bệnh:- Ho khi gặp dị nguyên, chất ô nhiễm trong không khí.- Ho, khò khè sau vận động.
- Ho về đêm làm khó chịu.- Ho khi lạnh, thay đổi thời tiết, giao mùa.- Khò khè tái đi tái lại nhiều lần.- Bị cảm xâm nhiễm vào phổi hoặc cảm hơn 10 ngày mới khỏi.- Ho, khò khè, khó thở vào một mùa nhất định trong năm.- Dùng thuốc hen, suyễn thì giảm triệu chứng.