09:57 16/04/2018

Ăn thế nào để gia tăng sức khỏe?

Diệu Linh

Thời tiết đang ngày càng trở nên khắc nghiệt, con người cũng " vật lộn" để thích nghi. Lúc này, một sức khỏe tốt sẽ có ích rất nhiều, giúp bạn dai sức và đỡ bệnh hơn... Mách bạn những thói quen tốt trong việc " ăn" để gia tăng sức khỏe.

Ăn thế nào để gia tăng sức khỏe? - Ảnh 1.

Hãy tăng lượng chất xơ và giảm thịt đỏ

Không nhịn đói Việc nhịn đói làm cơ thể phát tín hiệu thiếu năng lượng, dinh dưỡng dễ khiến bạn ăn mất kiểm soát sau đó. Đôi khi kiểu ăn này được gọi là hội chứng ăn đêm, phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ, gây tăng cân, thậm chí trầm cảm. Khi đói chừng vài giờ, đường huyết giảm xuống, khiến bạn thèm các thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh như tinh bột, đường. Những món nhiều tinh bột sẽ lại khiến đường huyết tăng vọt, làm bạn đói nhanh hơn. Cùng với đó, vào buổi tối, cơ chế sinh học rơi vào trạng thái ngủ khiến thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ. Bạn nên ăn đủ bữa trong ngày, làm món ăn nhẹ để ăn kèm và có kế hoạch cho chuyện ăn uống. Ăn thêm protein bổ sung mỗi 2-3 tiếng để giữ cân bằng đường huyết. Nên ăn chậm Các nhà khoa học tin rằng ăn nhanh làm ngừng tiết hormone mà có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Vì thế, bạn sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết vì không có cảm giác no. Thực tế, những nhân viên văn phòng bận rộn có xu hướng ngồi ăn chốc lát nhanh chóng tại bàn làm việc rất dễ có nguy cơ bị béo phì. Hơn nữa ăn ngấu nghiến khiến lượng thức ăn được "nạp" vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày. Mặt khác, thức ăn dồn ào ào tới dạ dày như thác lũ, thật không dễ dàng gì để nó co bóp một lượng quá tải trong cùng một lúc. Dạ dày sẽ trương lên quá mức, nhu động trở nên chậm chạp và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ so với lượng thức ăn nạp vào. Sau đó, thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng. Ăn nhiều chất xơ Chất xơ giúp cơ thể bạn giữ năng lượng ổn định hơn. Đặc biệt, chất xơ còn giảm nguy cơ táo bón, bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư ruột kết. Phụ nữa cần khoảng 25g chất xơ mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng ta chỉ ăn 10g-15g. Hãy tăng lượng chất xơ bạn ăn hàng ngày, uống nước nhiều hơn giúp cơ tiêu hóa tốt hơn. Không ăn nhiều thịt đỏ Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào. Thịt đỏ từ lâu đã được cho là có liên quan tới bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp cao và viêm khớp. Nhiều người còn luôn mặc định thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo và calorie cao hơn thịt trắng. Hãy ăn kèm thịt với các món salad, xào với rau, hoặc thay thế bằng thịt trắng.
Ăn ít đường Đường chứa lượng calo lớn nhưng không chứa chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên ăn quá 6 muỗng cà phê (24g) đường mỗi ngày. Hãy giảm lượng đường trong các loại bánh, đồ uống, thức ăn hàng ngày để bảo bệ sức khỏe của bạn. Giảm muối Có thể nói muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, thậm chí ở nhiều vùng có thói quen chế biến món ăn vị rất đậm. Tuy nhiên muối có chứa rất nhiều natri và có thể dẫn đến chứng đầy hơi, giữ nước trong cơ thể, gây sưng phồng quanh mắt.
Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm. Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh… chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ một chút thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng trong một lúc. Bạn cũng cần đặt qua một bên báo chí, điện thoại và tắt tivi để tăng cường sự chú tâm khi ăn. Một bài yoga được chứng minh là có tác dụng tốt: Hít thở trong khi đếm chậm tới 5, thở ra trong khi đếm chậm đến 5. Lặp lại từ 3 đến 5 lần trước khi ăn.