10:38 28/10/2019

Đồng hồ châu Âu đã đồng loạt đổi giờ

Tường Bách

Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch châu Âu, hãy lưu ý vấn đề đổi giờ nhé! Các máy tính và điện thoại hầu như sẽ tự động chỉnh nếu chọn múi giờ của Pháp, còn đồng hồ tay thì phải tự chỉnh.


Cuối tuần qua, hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Nga và Belarus, "đến hẹn lại lên" đã chỉnh kim đồng hồ lùi lại một giờ để chuyển sang chế độ giờ mùa Đông. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét đề xuất hủy bỏ thông lệ trên.Theo đó, vào đêm thứ Bảy sang ngày Chủ nhật, hầu hết các nước châu Âu đã tiến hành đổi giờ vào 4 giờ ngày 27/10, chuyển thành 3 giờ ngày 27/10. Chính phủ các nước lưu ý tất cả mọi người dân, đặc biệt là du khách quốc tế, về sự thay đổi này để tránh nhầm lẫn trong giao thông đường sắt và hàng không quốc tế. Việc chỉnh kim đồng hồ này đồng nghĩa với việc khoảng cách thời gian giữa Việt Nam và Pháp trở thành 6 tiếng thay cho 5 tiếng như giờ mùa hè.Việc đổi giờ tại châu Âu được thực hiện hằng năm vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba (đổi sang giờ mùa Hè) và tháng Mười (sang giờ mùa Đông), vì Chủ nhật thường là ngày ít gây xáo trộn nhất khi hoạt động giao thông ở mức thấp. Vì lẽ đó, từ đêm cuối tuần cuối cùng của tháng 3, các nước sẽ đồng loạt đổi sang giờ mùa Hè, tức chênh 2 tiếng với giờ GMT (múi giờ London, muộn 5 tiếng với Việt Nam) và từ đêm cuối tuần cuối cùng của tháng 10, giờ mùa Đông của các nước chấu Âu sẽ sớm hơn giờ GMT 1 tiếng và muộn hơn giờ Việt Nam 6 tiếng.
Đồng hồ châu Âu đã đồng loạt đổi giờ - Ảnh 1.
Lịch sử của việc thay đổi đồng hồ bắt đầu từ thế kỷ 18, khi Benjamin Franklin đề xuất người Paris có thể tiết kiệm sáp nến bằng cách dậy sớm hơn thay vì giữa trưa. Sau này, người ta cũng cho rằng vào mùa Hè, mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, buổi tối đến muộn hơn, nên có thể kéo dài thời gian làm việc hơn nhờ ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm năng lượng, giảm nhu cầu sử dụng điện. Do đó, Đức là quốc gia đầu tiên ban hành quy định giờ tiết kiệm năng lượng vào Thế chiến thứ nhất. Anh cũng thông qua Luật Tiết kiệm Ánh sáng Ban ngày năm 1916.Là vùng lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới, diện tích của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trải dài trên 3 múi giờ. Bởi vậy, tại nhiều quốc gia như Phần Lan, nằm gần cực Bắc, mùa đông, mặt trời chỉ chiếu sáng vài tiếng, trong khi ánh nắng gần như xuất hiện liên tục trong mùa hè. Căn cứ vào thực tế đó, quy ước giờ ánh sáng, tiết kiệm năng lượng được áp dụng ngay từ Thế chiến I, được cho là sẽ giúp các nhà máy có thêm thời gian để làm việc.
Đồng hồ châu Âu đã đồng loạt đổi giờ - Ảnh 2.
Cho đến những năm cuối thập niên 1970, đầu thập kỷ 1980, các nước EU áp dụng đồng loạt quy định này. Đến năm 1998, toàn bộ thành viên EU đã áp dụng quy ước đổi giờ 2 lần trong năm để thống nhất giờ giấc phương tiện giao thông liên đới giữa các quốc gia và hoạt động liên lạc.Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người dân thuộc liên minh châu Âu lại ủng hộ duy trì một hệ thống giờ duy nhất trong cả năm thay vì phải chuyển đổi giữa giờ mùa hè và giờ mùa đông. Thực tế, EU đang xem xét đề xuất hủy bỏ thông lệ trên. Theo những người phản đối, thay đổi giờ sẽ làm rối loạn giấc ngủ, gây tai nạn giao thông, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động. Trong khi đó, phe ủng hộ lại cho rằng, quy định này giúp tiết kiệm năng lượng, cho phép người lao động rút ngắn thời gian làm việc lại 1 tiếng để nghỉ sớm hơn vào mùa đông.
Đồng hồ châu Âu đã đồng loạt đổi giờ - Ảnh 3.
Đến nay, với các nước châu Âu, chuyện phức tạp nhất của đổi giờ liên quan đến vận tải hàng không, bởi việc các nước lựa chọn các múi giờ khác nhau mà không có sự hài hoà sẽ dẫn đến sự rối loạn.