08:30 21/09/2018

8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam

Tường Bách

Thuật ngữ "trek" nghĩa là một hành trình khám phá dài, vất vả (thường là đi bộ) đến những khu vực phương tiện giao thông phổ biến không thể hoạt động. Du lịch trekking, tức là khoác ba lô trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân bản xứ.


Trekking là một loại hình du lịch ngày càng được nhiều du khách ưa khám phá lựa chọn. Các địa điểm được chọn để trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng và thành phố. Dành cho những người mới bắt đầu làm quen với trekking, chúng tôi xin giới thiệu một vài địa điểm ngay tại Việt Nam, thiên nhiên còn hoang sơ và ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Đây cũng là những địa điểm trekking tương đối đơn giản, chưa đủ mức độ "thử thách" như những cung đường của dân trekking chuyên nghiệp.1. Núi Hàm Lợn (Sóc Sơn, Hà Nội)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 1.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 2.

Hình ảnh: Internet

Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 40 km, núi Hàm Lợn là điểm trekking cuối tuần lý tưởng cho nhiều người. Với độ cao 462 m, một thử sức vừa tầm dành cho chuyến trekking nhẹ nhàng, không quá khó khăn như leo đỉnh Fansipan hay Apacha của các phượt thủ mới vào nghề. Cách thứ nhất là đi theo đường mòn bằng phẳng, ít bụi rậm và chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Cách thứ hai phù hợp với người ưa mạo hiểm là đi men theo suối, mất khoảng 4 giờ. Bạn nên mang theo lều cắm trại qua đêm trên núi.2. Rừng nguyên sinh Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 3.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 4.

Hình ảnh: Internet

Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C – 38°C thì Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày. Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, Tam Đảo và vùng phụ cận hiến cho du khách một hệ thống đường du ngoạn, thám hiểm thú vị. Tính từ trung tâm thị trấn, đó là các tuyến: Tuyến lên đỉnh phía Bắc; tuyến lên đèo Thái Nguyên; tuyến lên đỉnh phía Nam; tuyến khám phá vành đai; tuyến lên đỉnh Thạch Bàn, Thiên Thị; tuyến đường Đá trổ... Bao trùm Tam Đảo là những cánh rừng biến đổi liên tục theo độ cao của núi, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm nguyên sơ với các thân cây lớn, lá to, dây leo chằng chịt, tới cây lá kim, cây thấp và bụi rậm ẩm thấp, rừng thứ sinh trồng keo, bạch đàn ở dưới chân núi và lưng chừng núi. Lên gần tới đỉnh núi lại là những rừng trúc bạt ngàn với thân nhỏ, chắc, thẳng tắp, lá xanh mướt ken dày đặc vào nhau. Dọc đường đi, các "trekker" (khách du lịch của loại hình du lịch trekking) cũng không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp rất nhiều loài hoa ở ven đường: phong lan, đỗ quyên, hoa trà, hoa mua…3. Điểm cực tây Apachai (Điện Biên)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 5.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 6.

Hình ảnh: Internet

Đường đi không quá khó khăn như Fansipan nhưng địa danh này là nơi mà các phượt thủ muốn trải nghiệm và chinh phục bằng các kinh nghiệm đường trường. Việc chinh phục cột mốc này thường diễn ra trong ngày. Tùy điều kiện thời tiết, bạn sẽ mất 3 - 5  tiếng leo lên và xuống. Sau hành trình dài vượt qua những đồi cỏ tranh cao quá đầu người hay khu rừng nguyên sinh, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cột mốc lịch sử Apachai nằm trên độ cao 1.400 m so với mặt nước biển.4. Núi Yên Tử (Quảng Ninh)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 7.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 8.

Hình ảnh: Internet

Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6.000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Các phượt thủ có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách: Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Hoặc, theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.5. Núi Hồng Lĩnh ( Hà Tĩnh)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 9.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 10.

Hình ảnh: Internet

Trekking tại đây, các phượt thủ không những được trải nghiệm bản thân bằng những nỗ lực cố gắng băng rừng, vượt suốt, mà còn được hiểu thêm về lịch sử nước nhà. Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh như Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ tính từ phía tây bắc xuống. Ngoài ra, nơi này còn có nhiều hang động như động 12 cửa, Chẻ Hai, Đá Hang, Hàm Rồng cùng 26 khe suối từ núi chảy ra…
6. Núi Bạch Mã (Huế)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 11.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 12.

Hình ảnh: Internet

Để tới đỉnh Bạch Mã cao 1.500 m, các bạn phải vượt qua hành trình dài 19km từ chân núi. Thời gian trekking mất 3 - 4 giờ đồng hồ. Đường lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc. Càng lên cao, khung cảnh núi rừng hiện ra càng đẹp. Nếu chạy bằng xe máy mất tầm 45 phút sẽ tới điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài. Nên đi từ tháng 6 đến tháng 9, vì những trận mưa lớn chỉ bắt đầu vào cuối tháng 9 và kéo dài khoảng 3 tháng.7. Hòn Bà (Nha Trang)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 13.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 14.

Hình ảnh: Internet

Hòn Bà cũng là nơi mà các phượt thủ không nên bỏ lỡ cho các cuộc trekking mạo hiểm ở mức độ khó. Cung đường đi khúc khuỷu, vòng vèo như con rắn khổng lồ với nhiều cùi chỏ lượn vòng, độ dốc khá cao. Bên phải đường là những vách đá, len lỏi đâu đó là sức sống của cây dại, rừng bạch đàn, rừng trúc,…um tùm xòe rộng ra bên đường. Ở độ cao 300m, các bạn có thể tạm nghỉ ngơi tại khu du lịch Suối Nguồn.8. Núi Chúa (Ninh Thuận)
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 15.
8 địa điểm để bạn làm quen với trekking tại Việt Nam - Ảnh 16.

Hình ảnh: Internet

Nhiều người thường bỏ qua cái tên núi Chúa khi có ý định trekking một ngọn núi nào đấy vì nghĩ nó đơn giản quá và không có gì đặc biệt. Thực ra, có đi mới biết núi Chúa thách thức bước chân lữ khách đến nhường nào. Giống như một sa mạc khô hạn, khí hậu nơi đây chẳng kém gì vùng bán hoang mạc châu Phi. Cái nóng rát của ánh mặt trời trên đầu, của bỏng cát dưới chân ở núi Chúa đã là một thử thách không nhỏ với những du khách ít vận động tay chân. Mới vào chân núi, bạn có thể thấy nhẹ nhàng khi được băng mình qua những bãi cỏ tranh, cây bụi lúp xúp, nhưng càng lên cao, dốc và đá càng nhiều. Núi Chúa không quá cao, nhưng hành trình lên núi phải lòng vòng qua hết núi này đến núi nọ, dường như dài vô tận.