11:18 14/05/2019

Không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ

An Nhiên

Thời đại công nghệ kỹ thuật số, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, là cơ hội để trẻ dễ dàng tiếp cận với những thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng việc trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, dễ gây ra những tác hại không đáng có cho trẻ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, thời gian hợp lý để trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử là không quá 60 phút/ngày, đặc biệt không nên để trẻ dưới 1 tuổi tiếp xúc với các loại màn hình này.
Không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ - Ảnh 1.
WHO cũng khuyến nghị trẻ dưới 5 tuổi tích cực hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc nhằm phát triển thói quen sống tốt, ngăn ngừa bệnh béo phì và các bệnh khác khi lớn lên. Trẻ từ một đến 4 tuổi cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày cho các loại hình vận động. Trong khi đó, trẻ sơ sinh nên được nằm chơi trên sàn.Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em lười vận động, từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì và hàng loạt nguy cơ sức khỏe khi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh ung thư. Thói quen dùng thiết bị điện tử còn tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.Ảnh hưởng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻTrong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Trong thời gian này, giọng nói của cha mẹ, những lần chơi đùa cùng nhau sẽ giúp xây dựng nhận thức trong não của trẻ, giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.Tuy nhiên, với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với màn hình smartphone hay máy tính bảng, nhận thức của chúng sẽ khác. Chuyên gia tư vấn và y tá nhi khoa Denise Daniels cho biết. "Smartphone sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng và trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sâu sắc giữa trẻ và cha mẹ".Có thể "gây nghiện"Smartphone và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ thứ gì chúng muốn chỉ bằng một cú nhấp tay. Tuy nhiên, nếu không dạy trẻ cách sử dụng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc tự thử thách chính mình, đó sẽ là đặc điểm của một tính chất "gây nghiện".Một trong những điều tuyệt vời của smartphone và máy tính bảng đó là luôn có những điều mới mẻ để khám phá và sự mới mẻ đó gần như vô hạn. Vì lý do đó, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng những thiết bị này.Tăng nguy cơ trẻ béo phìTỷ lệ trẻ béo phì ngày càng gia tăng, nhất là trẻ ở những thành phố lớn. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe này là do trẻ chơi điện tử quá "độ" khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, rất ít vận động. Hơn nữa, chơi game làm trẻ hưng phấn, khiến trẻ ăn, uống những thức ăn có nhiều đường không được người lớn giám sát.
Không nên cho trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ - Ảnh 2.
Ảnh hưởng xươngRất khó để kéo trẻ ra khỏi thế giới trò chơi mà chúng đang tập trung trên thiết bị thông minh. Chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.Tổn thương mắtTrẻ tập trung chú ý chơi trò chơi điện tử quá lâu, cộng với ánh sáng của thiết bị công nghệ sẽ gây mỏi mắt cho trẻ do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo quy định, hoặc lượng ánh sáng không đủ hay quá sáng… đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ, làm cho trẻ có cảm giác nhìn mờ, nheo mắt, nhức đầu, thậm chí có thể làm trẻ bị cận thị, loạn thị… nhanh chóng.Ảnh hưởng phát triển tâm lýThông thường, trẻ cần được phát triển tâm lý tự nhiên bằng cách tiếp xúc với những người khác để biết cảm thông, chia sẻ, biết thể hiện cảm xúc, hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội, các kỹ năng cộng đồng.
"Giao tiếp là điều cơ bản để thiết lập các mối quan hệ của con người, những biểu hiện qua giao tiếp đang dần biến mất với các thiết bị công nghệ hiện đại", nhà tâm lý học Jim Taylor cho biết. "Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ, bỏ qua việc phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là lời nói".Tăng khả năng mắc các bệnh tâm thầnTheo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone và máy tính bảng là một yếu tố làm gia tăng các chứng bệnh về tâm thần ở trẻ em, như tình trạng trầm cảm, lo âu rối loạn cảm xúc, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tập trung, rối loạn hành vi...Khiến trẻ em trở nên hung hăng hơnBởi vì trẻ em không thể tự học được sự đồng cảm khi sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ, và nếu hình thành thói quen bắt nạt người khác trên Internet, chúng cũng sẽ xem việc bắt nạt người khác ở ngoài đời thực là bình thường.Thiếu kỹ năng cộng đồngHọc tập những kỹ năng cộng đồng là một yếu tố cần thiết để tạo nên thành công cho một đứa trẻ, tuy nhiên nếu nghiện smartphone và máy tính bảng, trẻ em sẽ không còn hứng thú với việc học tập các kỹ năng cộng đồng.Hãy để những đứa trẻ "nghiện" smartphone đặt máy xuống, giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình, những đứa trẻ cùng trang lứa để giúp chúng tăng kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu sự đồng cảm...