09:11 04/06/2019

Thận trọng với miếng dán giảm đau

Hoài Phương

Sử dụng miếng dán giảm đau hiện đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của chúng là nhanh chóng, thuận tiện và làm giảm cơn đau nhanh nhất.


Miếng dán giảm đau ngay từ cái tên đã nói lên chúng là gì và có công dụng gì. Theo đó, đây là một loại miếng dán bằng cao su mỏng có chứa thành phần hoạt chất và thường được sử dụng để giảm đau xương khớp hay khi gặp phải những chấn thương, tác động lực từ bên ngoài lên cơ thể. Thói quen sử dụng miếng dán ngày càng nhiều và trong nhiều trường hợp. Thế nhưng thật sự miếng dán có giúp giảm đau hay không, và liệu chúng có tác dụng tiêu cực nào cho sức khỏe hay không… thì không phải ai cũng biết.Theo các bác sỹ, trên thực tế mọi người thường xem các sang chấn ngoài da là những bệnh vặt nên hay tự ý mua các loại cao dán hoặc thuốc bôi ngoài da về sử dụng. Mặc dù ngoài bao bì các loại thuốc đều có hướng dẫn sử dụng nhưng dù vậy vẫn không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình sử dụng.
Thận trọng với miếng dán giảm đau - Ảnh 1.
Trong những trường hợp chấn thương va chạm nhẹ và sử dụng miếng dán giảm đau đúng cách có thể giải quyết được vấn đề nhưng với trường hợp nặng nếu điều trị kịp thời những chấn thương hay bệnh lý gây ảnh hưởng đến hoạt động, di chuyển, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của mỗi người. Chính vì thế, việc lạm dụng hay sử dụng miếng dán giảm đau sai cách cũng gây nên nhiều vấn đề nguy hại khôn lường mà nhiều người chưa lường trước được.Bs. Nguyễn Văn Phú, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, cho biết, chúng ta không thể biết chính xác là đang bị bệnh gì nếu không đi khám mà đã tự ý dùng miếng dán giảm đau. Từ chấn thương nhẹ có thể thành chấn thương nặng hơn, một chấn thương nhỏ có thể trở thành một chấn thương lớn nếu không được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, có thể có những tác dụng phụ tại chỗ như: bị kích tại da, mẩn ngứa hoặc viêm nhiễm… do lạm dụng miếng dán giảm đau.Hiện đại đa số các loại cao dán hay thuốc xịt ngoài da đều có thành phần của nhóm thuốc kháng sinh giảm đau thấm vào các mô, cơ để làm giảm quá trình viêm và đau. Vì thế, tuyệt đối không được sử dụng các loại cao dán hoặc thuốc bôi giảm đau có tác dụng làm nóng vào các khớp viêm, có triệu chứng nhiễm trùng như: sưng, nóng, đỏ. Và cũng cần nhớ cao dán chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng bên ngoài, nên đến khám bác sỹ để biết chính xác các tổn thương có thể gặp khi thấy có biểu hiện đau nhức.
Thận trọng với miếng dán giảm đau - Ảnh 2.
Hiện trên thị trường có bán một số loại miếng dán giảm đau chứa chất Fentanyl. Fentanyl  là một chất giảm đau mạnh và có tác dụng cao gấp moócphin đến 100 lần nên việc sử dụng nó cũng giống như một con dao hai lưỡi. Các miếng dán chứa chất giảm đau Fentanyl thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc sau phẫu thuật. Còn các chứng đau nhẹ thông thường chưa cần đến chất giảm đau quá mạnh này. Khi dán vào da, chất Fentanyl sẽ ngấm qua da vào cơ thể có tác dụng giảm đau trong khoảng 3 ngày. Fentanyl rất hiệu quả vì nó có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ tuy nhiên, Fentanyl có tính gây nghiện rất cao.Trước khi sử dụng miếng dán giảm đau cần đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì. Sử dụng đúng cách, đúng thời điểm, tránh lạm dụng chúng hay dán trong thời gian quá lâu gây bít tắc làn da cũng như vết thương. Lời khuyên tốt nhất là xác định chính xác vấn đề gặp phải và sử dụng dưới sự tư vấn của các bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất. Không dán thuốc vào những vùng da bị kích ứng hay bị tổn thương, trầy xước. Miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi ra để dán nhiều lần vì nếu bị cắt sẽ làm lượng thuốc đi vào cơ thể thay đổi.Việc tháo bỏ miếng dán cũng nên thận trọng. Khi miếng dán được gỡ khỏi da thì vẫn còn một lượng thuốc nhỏ trong đó, nếu trẻ em vô tình lấy chơi có thể sẽ bị ngộ độc thuốc. Sau khi tháo miếng dán, cần gấp đôi lại (dán 2 mặt có chất dính vào nhau) rồi bỏ ở một nơi an toàn, không để trẻ em và thú vật nuôi trong nhà có thể tiếp cận, cũng không nên bỏ vào bồn cầu.
Thận trọng với miếng dán giảm đau - Ảnh 3.
Người tiêu dùng hãy lưu ý, cao dán chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng bên ngoài, bạn nên đến khám bác sỹ để biết chính xác các tổn thương có thể gặp khi thấy có biểu hiện đau nhức.