00:07 08/11/2019

Hội đồng Nhân dân TP.Hà Nội: Tổ chức phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Dũng Hiếu

Ngày 4/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là phiên giải trình thứ 3 trong năm 2019 do Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội tổ chức.

Phát biểu khai mạc phiên giải trình, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà thành phố từ lâu đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.Mới đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùngHà Nội có hơn 70.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 44 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 937 cơ sở giết mổ, nhỏ lẻ thủ công; 454 chợ, 120 siêu thị, 22 trung tâm thương mại có kinh doanh thực phẩm. Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, việc sản xuất thực phẩm của thành phố mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các nơi khác. "Vì vậy, việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và người dân thành phố, trong đó có khâu quản lý tiêu dùng và lưu thông", bà Ngọc nhấn mạnh.Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Quang Thắng, (Tổ Hoàn Kiếm) về chất lượng thực phẩm không rõ nguồn gốc, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết, thời gian qua, công tác an toàn thực phẩm được sự quan tâm rất lớn của thành phố. Hiện nay, việc phân cấp quản lý tương đối rõ; trong đó, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm được Sở Công Thương xây dựng đề án và triển khai đạt nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn tồn tại việc thực phẩm không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến tâm lý người dân. "Thời gian tới, ngành y tế sẽ phối hợp tiếp tục quản lý, nâng cao công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, nhất là người kinh doanh, chế biến có trách nhiệm với sản phẩm của mình; khuyến khích người dân phát hiện, tố giác những cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm đến chính quyền các cấp", ông Hiền nói.Đại biểu Phạm Đình Đoàn (Tổ Hoàng Mai) đề nghị Sở Y tế nói rõ trách nhiệm và phương án xử lý các các cơ sở nước uống đóng chai, nước đá sử dụng nước giếng khoan không có kiểm định và đặt ra vấn đề với Sở Y tế về việc Thủ đô Hà Nội liệu có thể trở thành Thủ đô ẩm thực hay không? Trả lời vấn đề này, ông Hiền cho biết, trên địa bàn thành phố có 425 cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình, nước đá. Nguồn nước được cơ sở sử dụng phần lớn là nước máy, nhưng có nơi vẫn sử dụng nước giếng khoan.Những tồn tại như đại biểu nêu là do nhận thức của các cơ sở này chưa tốt, máy lọc chưa được vệ sinh tốt, bố trí diện tích sản xuất chưa đủ rộng... Những hạn chế trên là trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và cơ quan ngành y tế.An toàn thực phẩm vẫn là nội dung trọng tâm trong chỉ đạoĐánh giá, sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội, bà Ngọc cho biết, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Hội đồng Nhân dân TP.Hà Nội: Tổ chức phiên giải trình về an toàn thực phẩm - Ảnh 1.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm vẫn diễn ra gây lo ngại, bức xúc cho nhân dân, nổi lên là tình hình vận chuyển, buôn bán, nhập lậu thực phẩm; hoạt động giết mổ nhỏ lẻ còn tồn tại trong khu dân cư; việc triển khai quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm còn chậm; ý thức của người dân về an toàn thực phẩm chưa cao...Từ năm 2017 đến nay, toàn thành phố kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở về an toàn thực phẩm, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 90 tỷ đồng. Đặc biệt, thành phố đã khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng phạm tội sản xuất hàng giả, kém chất lượng.Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, trong thời gian qua, thành phố tập trung vào công tác an toàn thực phẩm, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm để tập trung chỉ đạo và thực hiện, từng bước lập lại trật tự công tác này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Trên cơ sở thực hiện thí điểm chỉ đạo của Chính phủ về thanh tra an toàn thực phẩm, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo chung về công tác an toàn thực phẩm do Sở Y tế là đơn vị thường trực, quyết liệt tổ chức thí điểm tại 5 quận, huyện...Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn của người dân. Thành phố đang đề xuất Chính phủ sớm cho thành phố lấy nguồn đầu tư công để sửa chữa các chợ an sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ tập trung, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư về trang thiết bị. Hoàn thiện các quy định hỗ trợ chuyển đổi cho các hộ gia đình giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung. "Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cũng cần sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri và người dân Thủ đô, mỗi người dân phải tự ý thức về sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm", ông Chung nhấn mạnh.