18:37 08/06/2019

Mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia: xu hướng mạnh mẽ

Tuệ Mỹ

Mua hàng nước ngoài đang là sự lựa chọn của nhiều người, với mong muốn được dùng hàng ngoại với chất lượng "đáng đồng tiền bát gạo".

Mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành một xu hướng toàn cầu. Theo dự báo của Accurate, cho đến năm 2020, sẽ có đến 900 triệu người mua sắm hàng hóa từ nước ngoài qua internet và trở thành những "người tiêu dùng quốc tế".Mất niềm tin với shop online trong nướcViệt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Đây cũng là tiền đề để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, bởi có đến 33% số người mua hàng trực tuyến đã từng mua một mặt hàng nào đó từ nước ngoài.Là một tín đồ công nghệ, nhiều năm qua, anh Trần Hồng Phúc (Q.2, Tp. HCM) luôn muốn có cơ hội sở hữu các sản phẩm điện thoại, iPad, laptop… ngay khi hãng mới cho ra mắt. "Tôi đặt mua từ nước ngoài thường chỉ mất khoảng 2 - 3 tuần là hàng đã được giao về tận nơi. Trong khi đó, cũng có một số shop tại Việt Nam nhập hàng ngay khi vừa ra mắt nhưng giá bị đội lên rất cao, nhiều khi gấp rưỡi, gấp đôi. Đó là chưa kể nguy cơ bị thay ruột, thay máy bên trong bởi các shop Việt Nam," anh Phúc bày tỏ.Không chỉ riêng nam giới mà phái đẹp cũng không còn giới hạn phạm vi mua sắm của mình ở thị trường trong nước. Các mặt hàng được chị em ưa chuộng và đặt hàng nhiều nhất là quần áo thời trang, mỹ phẩm, thuốc bổ sung, thực phẩm chức năng… Đặc biệt, ngày càng nhiều các bà mẹ chọn mua sắm các vật dụng cho trẻ nhỏ từ nước ngoài.
Mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia: xu hướng mạnh mẽ - Ảnh 1.
Chị Lê Thanh Bình (đường Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: "Tôi thường mua quần áo và đồ chơi chính hãng cho bé trên trang Amazon của Mỹ hoặc trang Ebay Đức. Nhiều shop online tại Việt Nam cũng quảng cáo các mặt hàng như tôi tìm kiếm, nhưng giá thường cao hơn mà không chắc chắn lắm về xuất xứ, rất hay bị trộn lẫn hàng giả, hàng nhái. Trong khi đó, nếu biết khéo chọn lựa và canh được các đợt khuyến mãi thì hàng mua từ nước ngoài vừa có giá hợp lý, vừa chất lượng đảm bảo".Người tiêu dùng Việt e ngại gì?Với Internet, các rào cản về địa lý đang dần được xóa bỏ và việc mua bán, giao thương hàng hóa từ các nước qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ. Không những vậy, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng những con số dự báo khổng lồ còn cho thấy xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.
Trước đây, khi cần mua hàng hóa ngoại nhập, người tiêu dùng Việt luôn phải chờ đợi đến khi có doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối lại, hoặc phải trực tiếp ra nước ngoài để tìm kiếm và đặt hàng. Còn hiện nay, chỉ cần truy cập vào các trang TMĐT lớn như Amazon, Ebay, Alibaba, Rakuten…, bất kì ai cũng có thể tiếp cận với hàng tỷ sản phẩm từ vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới.Từ những sản phẩm điện tử mới nhất vừa được ra mắt, tài liệu học tập, cho đến nguyên vật liệu may mặc… tất cả đều có thể đặt mua chỉ với một vài cái click chuột đơn giản. Và vào những dịp như Black Friday, Quốc khánh Mỹ, Ngày Độc Thân 11/11 ở Trung Quốc, tuần lễ Vàng ở Nhật… các chương trình khuyến mãi lớn có thể giúp người mua tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Mua sắm trực tuyến xuyên quốc gia: xu hướng mạnh mẽ - Ảnh 2.
Tuy an tâm về chất lượng, nhưng người tiêu dùng Việt phải đối mặt với các khó khăn trong khâu vận chuyển quốc tế hay các khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa cũng như khâu thanh toán quốc tế… Việc trả tiền trước 100% cho một đối tác chưa hề quen biết và sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế khiến không ít người mua hàng e dè.Ngoài ra, tâm lý không tự tin khi đặt hàng nước ngoài chủ yếu đến từ việc từng bị giao nhầm số lượng, sai màu sắc, kích cỡ... Mua hàng ngoại, người dùng phải trả thêm nhiều khoản phí liên quan như thuế, phí vận chuyển... Tuy vậy một số đơn vị chỉ cộng thêm các khoản phí này sau khi hoàn tất đặt hàng, khiến người dùng bối rối lúc chọn mua, không kiểm soát được ngân sách.Vì vậy, người tiêu dùng cần  cần đọc kỹ các thông tin hiển thị và so sánh sản phẩm cùng loại với những điểm bán khác để có cái nhìn tổng quát về chất lượng mặt hàng, giá cả. Nhận xét và điểm xếp hạng từ các người mua trước cũng là cơ sở đáng tin cậy để người dùng tham khảo.