16:51 05/04/2019

Cẩn trọng khi bôi thuốc lên da

Hoài Phương

Mỗi khi mẩn ngưa, bong vảy, nổi mụn… bạn đều tiện tay bôi lê chút thuốc mỡ. Có thể bạn chưa biết, thuốc bôi ngoài da cũng có những tác dụng phụ nhất định.

Thuốc bôi ngoài da ảnh hưởng tới tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch. Tuỳ theo dạng thuốc và tá dược, thuốc sẽ ngấm vào da nhiều hay ít, nông hay sâu. Khi dùng thuốc bôi ngoài da cần chú ý đến tác dụng lý hoá học của thuốc như thuốc làm thay đổi pH của da, có thể ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá khử trong tế bào, do sử dụng thuốc khử oxy hoặc nhượng oxy. Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào da, vào máu, tác động lên đầu dây thần kinh thụ cảm ngoại vi, hoặc tác động lên các trung tâm của thần kinh thực vật.
Cẩn trọng khi bôi thuốc lên da - Ảnh 1.
Như vậy, thuốc bôi ngoài da có cả tác dụng tại chỗ và và toàn thân, chỉ định và sử dụng thuốc bôi ngoài da cần hết sức cẩn thận. Sự hấp thu của thuốc qua da phụ thuộc vào trạng thái lớp sừng, lớp mỡ bao phủ lên da, trạng thái các phần phụ của da, độ kiềm toan của da, đặc tính của các hoạt chất được sử dụng, dạng thuốc và dung môi được dùng, phản ứng của các thuốc đó trên da và hiện tượng phân ly ion của chúng. Ảnh hưởng và tác dụng phối hợp các yếu tố trên sẽ quyết định mức hấp thu của da và tác dụng của các loại thuốc bôi ngoài da.Sử dụng thuốc bôi ngoài da còn phải phù hợp với tính chất bệnh lý, giai đoạn bệnh, mức độ bệnh, vùng da, có khi cả tuổi, giới, thời tiết, nghề nghiệp. Ví dụ: eczema cấp đang trợt, chảy dịch, mủ, vảy tiết cần chỉ định dạng dung dịch đắp gạc, ngâm, rửa, thuốc màu... Eczema mãn dùng dạng mỡ giảm viêm, giảm cộm, bạt sừng, vùng nếp kẽ nên hạn chế bôi dạng mỡ gây lép nhép, bí da. Một số thuốc không bôi được ở vùng mặt, vùng sinh dục.
Cẩn trọng khi bôi thuốc lên da - Ảnh 2.
Với các bệnh căn nguyên bệnh sinh còn chưa rõ, nếu nhận định chính xác tổn thương, chỉ định thuốc bôi phù hợp có thể làm bệnh đỡ hoặc khỏi. Nhưng với các tổn thương đang có nhiều dịch mủ, vẩy tiết nên cho ngâm rửa, đắp gạc các dung dịch sát khuẩn 1 - 3 - 5 ngày cho giảm viêm, sạch mủ, bở vảy tiết, sau đó chỉ định tiếp các thuốc bôi phù hợp với giai đoạn sau.Không nên bôi một thuốc thời gian quá dài, cũng không nên liên tục thay thuốc làm khó đánh giá kết quả điều trị, cũng như nhận định chẩn đoán đúng sai... Thường một đợt bôi thuốc khoảng 10 - 15 ngày. Theo dõi phản ứng da trong quá trình bôi thuốc vì có thể rất có thể da bạn bị dị ứng với một số loại thuốc.Thay vì thuốc bôi Tây y, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số loại "thuốc" bôi ngoài da từ tự nhiên rất hiệu quả. Ví dụ như:- Mật ong
Mật ong nguyên chất là một chất kháng sinh tự nhiên tuyệt vời. Trong các nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu hệ thống y tế, Đại học Y dược đã chứng minh mật ong có tác dụng kháng khuẩn đối với một loạt vi khuẩn và nấm. Khi dùng mật ong làm thuốc bôi lên vết thương hở, chất hydrogen peroxide (oxy già) sẽ tự nhiên được sản sinh khi tiếp xúc với dịch cơ thể, và có khả năng sát trùng cho vết thương.- Tinh chất nghệNghệ có tác dụng giúp nhanh lành vết thương, trị thâm, trị sẹo thường được dùng làm đẹp da. Trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nghệ có tác dụng giúp nhanh lành vết thương, trị thâm, trị sẹo, làm đẹp da hiệu quả là vì trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin. Hoạt chất curcumin có tác dụng làm hết thâm, liền sẹo, làm đẹp da hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi vết thương hở từ thiên nhiên chú ý làm sạch vết thương và tinh chất bôi lên vết thương cần làm sạch, tránh để vết thương bị nhiễm trùng từ những thành phần này.
Cẩn trọng khi bôi thuốc lên da - Ảnh 3.
- Nước ép hành tâyNhiều người không khỏi bất ngờ khi biết hành tây cũng có thể dùng để chữa căn bệnh khó trị này. Tuy không thể tiêu diệt toàn bộ ky sinh trùng gây bệnh nấm da nhưng nước ép hành lại ức chế hiệu quả các hoạt động gây hại của chúng, giúp nấm không bị lây lan sang các vùng da khác.