10:57 06/03/2019

Chữa bệnh bằng giả dược: sức mạnh của niềm tin?

Hoài Phương

Giả dược là một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chế, sao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí gì đến căn bệnh, nhưng đồng thời cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân. 

Hiểu một cách nôm na, giả dược (Placebo) là thuốc nhưng không phải là thuốc, không hề chứa trong mình các thành phần có dược tính, hay nói cách khác là không có khả năng chữa bệnh. Nhưng bệnh nhân, trong điều kiện không biết đây là giả dược, vẫn thu được những tiến triển tích cực. Tác dụng của giả dược đã được biết tới từ hàng nghìn năm trước nhưng phải đến những năm cuối của thế kỉ 18, khái niệm này mới được công nhận một cách chính thức, được ghi vào trong từ điển y khoa.Rất nhiều các bác sỹ và các nhà khoa học cho rằng, tuy chỉ là một liệu pháp tâm lý nhưng dường như giả dược không chỉ có khả năng đánh lừa người bệnh, mà còn có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong não bộ, tạo ra những phản ứng sinh hóa có tác dụng chữa trị hiệu quả...Thế nhưng, việc sử dụng giả dược bấy lâu nay vẫn gây ra tranh luận gay gắt trong giới y học, đặc biệt là về mặt đạo đức của nó. Để các bệnh nhân không biết họ đang được cho dùng giả dược, các bác sĩ thường phải dày công làm như thật, từ khám bệnh, kê đơn và cả… thu tiền. Nhưng nói một cách nghiêm khắc, bất kể là liệu pháp bằng giả dược có hiệu nghiệm hay không, thì đây vẫn là đang lừa dối bệnh nhân.
Chữa bệnh bằng giả dược: sức mạnh của niềm tin? - Ảnh 1.
Trong vòng 7, 8 năm qua, đã có một loạt các thử nghiệm độc lập được thực hiện nhằm xác minh hiệu quả của giả dược trung thực trong các điều kiện khác nhau. Và kết quả thu được rất bất ngờ. Với những nhóm bệnh nhân được uống giả dược, họ được thông báo rõ ràng rằng những viên thuốc này không chưa các thành phần dược tính, thậm chí các nhóm nghiên cứ còn ghi rõ nhãn mác "giả dược" lên trên viên thuốc... Nhưng 59% bệnh nhân được cho uống giả dược vẫn xác nhận rằng những viên thuốc vô dụng kia thực sự đã đem đến những tiến triển có ý nghĩa về mặt lâm sàng. 35% số người tham gia điều trị báo cáo có cải thiện về triệu chứng bệnh.Một nghiên cứu năm 2013 thực hiện với hơn 700 bác sĩ đa khoa tại Anh Quốc cho thấy hầu hết tất cả các bác sĩ được khảo sát đều đã từng kê một liều giả dược vào thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ. Cụ thể hơn, 10% từng kê những liều giả dược "tinh khiết", có nghĩa là chúng thực sự là các viên đường hay các hoạt chất không có dược tính, trong khi đó 98% đã từng áp dụng một phương pháp điều trị có chứa những giả dược "không tinh khiết", có nghĩa là một loại thuốc có chứa dược tính nhưng không đủ tác dụng cho bệnh nhân đang được điều trị. Những giả dược "không tinh khiết" này có thể là lợi khuẩn chữa bệnh tiêu chảy, cho tới các kháng sinh chống virus.
Chữa bệnh bằng giả dược: sức mạnh của niềm tin? - Ảnh 2.
Dần dần khái niệm giả dược được mở rộng hơn nữa. Người ta thấy rằng có thể tác động lên người bệnh không chỉ bằng các viên thuốc hay mũi tiêm placebo mà còn có rất nhiều thủ thuật y tế khác. Ví dụ, khi ta nói với người bệnh rằng đã thực hiện xong phẫu thuật nào đó (như với khối u ác tính trong ổ bụng), trong khi trên thực tế chỉ rạch một đường sau đó khâu lại, thì trong nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn cảm thấy tình hình bệnh tật có tiến triển khá hơn. Thậm chí, ở một số bệnh nhân có thể thấy sức khoẻ tốt hơn khi đo thân nhiệt hay huyết áp.Ngày nay, "hiệu ứng placebo" được tạo nên chủ yếu bằng thuốc uống, dung dịch tiêm hay truyền tĩnh mạch, châm cứu và phẫu thuật hình thức (giả vờ) hay cung cấp thông tin giả nhưng có lợi cho bệnh nhân.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, giả dược đem lại những hiệu ứng khác nhau đối với những bệnh lý khác nhau. Thông thường, chúng rất hiệu quả trong điều trị bệnh lý dạng tâm thần, tâm sinh lý hay thần kinh, như lo âu, thất vọng, suy nhược, mất ngủ, dị ứng, chàm... và ở mức độ thấp hơn với các bệnh lý như rối loạn chức năng dạ dày, bàng quang hay đái tháo đường."Trong cuộc sống hiện đại, nếu stress đã được chứng minh là có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, thì ngược lại, những biện pháp giúp ổn định tâm lý, sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật," Teri Hoenemeyer, một nhà khoa học nghiên cứu về giả dược nhận định.
Chữa bệnh bằng giả dược: sức mạnh của niềm tin? - Ảnh 3.
Có thể thấy rằng, placebo thực sự có tác dụng với những ai có niềm tin vào sức mạnh tinh thần của chính bản thân mình để vượt qua bệnh tật. Mặc dù khoa học y học ngày càng tiến bộ và chúng ta không thiếu những những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại. Chúng ta cũng không thiếu những loại thuốc đặc hiệu. Nhưng ở một góc độ nào đó chúng ta vẫn rất cần placebo. Điều quan trọng là placebo mang lại niềm hy vọng sống cho chính bản thân người bệnh. Và điều đó cũng một lần nữa khẳng định rằng, sức mạnh tinh thần của con người là không có giới hạn.

(Theo Medscape)