15:04 12/04/2018

Công dụng chữa bệnh và làm đẹp bất ngờ của cây Tía tô

Diệu Hương

Tía tô là loài cây thân thuộc ở Việt Nam. Ngoài công dụng làm gia vị, toàn thân cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc. Lá tía tô chữa hắt hơi sổ mũi, giảm ho hoặc nấu với các loại lá thơm khác để xông chữa cảm mạo. Lá non được dùng nấu cháo giải cảm, giúp tiêu hóa; hạt dùng làm thuốc hạ khí trị ho suyễn; cành dùng làm thuốc an thai. Đặc biệt, tía tô có thể dùng để chữa bệnh gút (gout) rất tốt. Ngoài ra, tía tô cũng được ứng dụng làm đẹp da, tóc hiệu quả.

Công dụng chữa bệnh và làm đẹp bất ngờ của cây Tía tô  - Ảnh 1.

Tía tô có thể chữa gút ( gout) hiệu quả

Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím) có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Theo Đông y, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc. Chữa bệnh gút Bệnh gút ( gout) là bệnh gây ra do chế độ ăn uống sinh hoạt dẫn đến dư thừa acid uric trong máu làm tích tụ và lắng đọng tinh thể tại các khớp xương. Các thuốc dùng ngắn ngày chỉ có tác dụng tạm thời, khó có thể dùng thuốc cả đời, nên việc điều trị bằng thuốc khó đạt kết quả nếu như người bệnh không kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dùng bột tía tô là phương pháp hiệu quả và phù hợp hơn cả đối với việc phòng và ngăn chặn tận gốc bệnh gout nên có thể sử dụng bột tía tô như một thức uống, một loại gia vị hấp dẫn trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo tác dụng phụ. Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào. Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bài thuốc này có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Nên dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát. Chữa cảm lạnh Vỏ 1 quả quýt cùng 3 lát gừng dày, 1 nắm lá tía tô khô hoặc tươi đều được. Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước, đun sôi kỹ, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm. Cũng có thể lấy 1 nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành, 3 lát gừng, thái nhỏ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà rồi múc cháo hoa trộn đều ăn nóng. Chữa đau bụng, đầy chướng Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần. Chữa ngộ độc cua Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Chữa ho, tức thở
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống. Giúp cầm máu Khi bị chảy máu do vết thương ngoài da, có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Lá tía tô vừa có tác dụng cầm máu vừa có tác dụng làm vết thương không để lại seo khi lành. An thai Ngoài ra lá tía tô còn có tác dụng an thai, chống nôn mửa khi mang thai, chống táo bón cho người già suy nhược… Công dụng làm đẹp từ lá tía tô Dùng nước tía tô để tắm rửa hàng ngày sẽ giúp bảo vệ da, dưỡng da, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa da, làm ẩm da, dịu da, làm chậm quá trình lão hóa cho da. Nếu bị mẩn ngứa, có thể vò lá tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã chà sát trực tiếp vào da. Gội đầu bằng nước lá tía tô làm tóc bóng mượt, chống rụng và chẻ tóc, sạch gầu. Nếu thường xuyên súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng.