15:44 05/09/2018

Tăng sức đề kháng để sẵn sàng đón giao mùa

Hoài Phương

Dù muốn hay không thì hàng ngày bạn vẫn phải tiếp xúc với đủ các loại vi trùng, virus. Tuy nhiên, chúng sẽ không hại gì bạn nếu hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh và hoạt động nghiêm túc.


Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Nó chính là "vũ khí" giúp kháng lại các virus - tác nhân gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Tăng sức đề kháng để sẵn sàng đón giao mùa - Ảnh 1.
Dễ thấy nhất là các loại bệnh do sự biến đổi thời tiết và môi trường bên ngoài: ho, cảm cúm, sốt… Nhiều người băn khoăn là tại sao chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, thậm chí mỗi lần đi ra ngoài nắng hoặc gặp trời mưa về là đã phát bệnh. Nguyên nhân phần lớn là do đề kháng yếu. Theo các nhà nghiên cứu, thì đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch hầu.Những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng yếu là:1. Dễ ngã bệnh. Đây là dấu hiệu dễ chú ý nhất. Nếu có virus "lảng vảng" trong không khí, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên nhiễm virus. Theo nghiên cứu, một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2 – 4 lần trong một năm. Nếu bạn vượt con số đó, cần tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể như ăn uống đủ chất, uống nhiều nước cam, năng tập thể dục, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.2. Dễ bị căng thẳng. Căng thẳng không phải lúc nào cũng do yếu tố cảm xúc. Nếu khả năng miễn dịch của bạn suy yếu, nó cũng có thể làm tổn hại sức khỏe tâm thần.3. Không tập trung. Mới đầu ngày song bạn luôn cảm thấy uể oải, xuống năng lượng. Cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và muốn ngủ hầu hết thời gian trong ngày là những dấu hiệu khác của hệ miễn dịch kém.4. Thèm ngọt. Đừng nghĩ rằng thèm đường là chuyện bình thường. Đường ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vì nó làm suy yếu phản ứng giết vi khuẩn của bạch cầu. Nếu bạn nạp hơn 100 gr đường mỗi ngày, nó sẽ gây hại khả năng kháng vi trùng và vi khuẩn của cơ thể.
Tăng sức đề kháng để sẵn sàng đón giao mùa - Ảnh 2.
Điều đáng lo ngại là hầu như người dân Việt Nam ít để ý đến việc cải thiện sức đề kháng cho chính bản thân mình, nghĩ rằng sức đề kháng là thứ vô hạn, sẵn có nên không quan tâm. Thậm chí nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ vào sự dẻo dai của sức trẻ mà lơ là với sức đề kháng, làm tăng cơ hội cho virus, bệnh tật xâm nhập.Khi bị lây nhiễm mầm bệnh, những người có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Người có sức đề kháng yếu sẽ bị mầm bệnh tấn công nhanh chóng, đôi khi bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc có biến chứng nặng. Vì thế, bạn cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đầy đủ, lối sống hợp vệ sinh, chủng ngừa, dùng thuốc hỗ trợ khi cần.Cần thường xuyên ăn 1 - 2 loại trái cây tươi hàng ngày. Khi sức đề kháng có dấu hiệu giảm sút, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bổ sung các chế phẩm vitamin C như là một giải pháp hữu hiệu và cần thiết để cải thiện tình hình. Nhu cầu vitamin C bình thường là 100mg/ngày. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhu cầu vitamin C có thể tăng vài lần. Người bệnh có thể dùng vitamin C liều cao trong thời gian ngắn. Liều tối đa là 1g vitamin C mỗi ngày. Cần biết, từ 3 - 5 ngày sau khi uống, vitamin C mới giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Tăng sức đề kháng để sẵn sàng đón giao mùa - Ảnh 3.
Thường xuyên tập thể dục 30 - 45 phút sáng và chiều sẽ giúp ích rất nhiều cho những người viêm xoang, viêm họng mạn… Người chơi thể thao đều đặn sẽ rất ít bị bệnh nhiễm trùng, chưa kể chứng táo bón, mỡ máu, loãng xương, đường huyết cao, béo phì… cũng được kiểm soát tốt. Cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe khoắn. Thức khuya, chơi đêm làm sức đề kháng sút giảm nghiêm trọng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm họng, lao phổi…