“Chân dung” bán tải Ranger mới sắp về Việt Nam

Đức Thọ
Dự kiến cuối năm nay, mẫu xe bán tải Ranger mới sẽ có mặt tại hơn 180 thị trường, trong đó có Việt Nam
Ford Ranger mới tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.<br>
Ford Ranger mới tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.<br>
Dự kiến cuối năm nay, mẫu xe bán tải Ranger mới sẽ chính thức có mặt tại hơn 180 thị trường trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Ranger mới được hãng xe Mỹ giới thiệu chính thức đến thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào sáng 23/3, ngay trường thềm Triển lãm Ôtô Quốc tế Bangkok (Thái Lan).

Thay đổi đáng kể nhất ở ngoại thất Ford Ranger mới nằm ở phía đầu xe với phần mui được thiết kế căng vồng kết hợp với lưới tản nhiệt hình thang ngược cứng cáp.

Trong khi đó, nội thất lại được thay đổi với những đường thiết kế ngang chạy suốt chiều rộng của khoang xe tạo nên cảm giác rộng rãi, làm nổi bật màn hình cảm ứng trung tâm 8 inch. Phía sau tay lái, hai cụm đồng hồ mới TFT cung cấp những thông tin về xe cho người lái cũng như các thông số về giải trí, định vị và nhiệt độ dễ dàng trong tầm mắt.

Tuy vậy, điểm khiến người tiêu dùng mong chờ hơn ở lần nâng cấp này của Ranger chính là các trang bị công nghệ và tính năng mới. Nhất là trong bối cảnh nhiều đối thủ cũng đang thể hiện quyết tâm “chạy đua” công nghệ cho phân khúc bán tải.

Ở lần nâng cấp này, các kỹ sư của Ford đã tinh chỉnh hệ thống treo để mang lại sự thoải mái và dễ dàng khi điều khiển hơn. Trải nghiệm lái xe còn được tăng cường nhờ hệ thống trợ lực điện cho phép người dùng điều khiển xe chính xác và thoải mái. Ranger mới cũng được trang bị các vật liệu cách âm tiên tiến và cải thiện khả năng cách âm của xe để tạo nên một trong những chiếc xe bán tải yên tĩnh nhất.

Công nghệ đáng chú ý ở Ranger mới chính là hệ thống kết nối điều khiển SYNC thế hệ 2. Hệ thống này cho phép sử dụng những khẩu lệnh đơn giản như “nhiệt độ 20 độ” hay “Tôi đói” (I am hungry), người lái có thể điều khiển nhiệt độ của xe, hệ thống giải trí và định vị dễ dàng. Nhằm tăng tính tiện dụng, Ford cũng đã trang bị cho Ranger mới ổ cắm diện 240V có thể dùng sạc máy tính và các thiết bị điện tử khác.

So với nhiều đối thủ tại thị trường Việt Nam, Ranger mới tiếp tục là mẫu xe sở hữu dày đặc các công nghệ hiện đại như công nghệ cảnh báo thay đổi làn đường, hỗ trợ duy trì làn đường, hệ thống kiểm soát hành trình chủ động, công nghệ cảnh báo va chạm phía trước, hệ thống kiểm soát hành trình, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, hệ thống giám sát áp suất lốp, cân bằng điện tử với khả năng kiểm soát tình trạng lật xe và xe moóc vượt khỏi tầm kiểm soát,...

Ranger mới có 3 phiên bản động cơ. Trong đó, phiên bản mới nhất sử dụng động cơ diesel TDCi 3.2 lít Duratorq, công suất 147 kW và mô-men xoắn 470 Nm; bản động cơ diesel TDCi 2.2 lít Duratorq công suất 118 kW và mô-men xoắn 400 Nm; phiên bản sử dụng động cơ xăng Duratec 2.5 lít công suất 122 kW và mô-men xoắn 225 Nm.

Đại diện hãng xe Mỹ cho biết, Ranger mới sẽ tiếp tục được sản xuất tại nhà máy AutoAlliance (Thái Lan) để phân phối trên toàn khu vực châu Á  -Thái Bình Dương; sản xuất ở nhà máy Silverton (Nam Phi) để phân phối cho Nam Phi và châu Âu; sản xuất ở nhà máy Pacheco (Arghentina) để phân phối cho thị trường Mỹ La tinh.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.