Công nghiệp ôtô Việt: “Quẳng” xe hơi đi và vui sống?

An Nhi
Lâu nay, hễ cứ nhắc đến công nghiệp ôtô là nhiều người hầu như chỉ hình dung đến khối sản xuất ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi
Chính các loại xe tải, xe bus đã giúp Trường Hải hay Vinaxuki tăng 
trưởng mạnh, tự tạo nguồn lực để nuôi giấc mộng sản xuất xe hơi của 
mình - Ảnh: Đức Thọ.<br>
Chính các loại xe tải, xe bus đã giúp Trường Hải hay Vinaxuki tăng trưởng mạnh, tự tạo nguồn lực để nuôi giấc mộng sản xuất xe hơi của mình - Ảnh: Đức Thọ.<br>
Xét trên khía cạnh sản phẩm, phân khúc xe hơi dường như đang nghiễm nhiên được coi là bộ mặt của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Đâu chỉ có xe hơi

Lâu nay, hễ cứ nhắc đến công nghiệp ôtô là nhiều người, thậm chí các chuyên gia, lại hầu như chỉ hình dung đến khối sản xuất ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (tạm gọi ngắn gọn là “xe hơi”). Khi đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của ngành, điểm mốc được nhắc đến cũng chính là thời điểm các liên doanh ôtô được cấp phép và đi vào hoạt động.

Đó là một kiểu nhìn nhận ít nhiều cảm tính, chịu ảnh hưởng đáng kể từ mong muốn sở hữu loại hình phương tiện cao cấp là xe hơi của người dân và mong muốn có được ngành siêu công nghiệp là sản xuất xe hơi của các nhà hoạch định chính sách.

Trong khi đó, số đông chúng ta đang quên (hoặc vô tình quên) mất rằng, công nghiệp ôtô không chỉ là sản xuất xe hơi mà còn sản xuất nhiều loại hình phương tiện vô cùng quan trọng đối với mỗi nền kinh tế, cụ thể hơn với hoạt động sản xuất, kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh tế và cá thể. Đó là xe tải, xe chuyên dụng, xe chở khách (từ 10 chỗ ngồi trở lên).

Chính từ cách nhìn nhận này mà công nghiệp ôtô Việt Nam đã từng bị coi là một gánh nặng sau hai thập niên hưởng nhiều ưu đãi, chăm bẵm từ chính sách bảo hộ, kích thích sản xuất và tiêu dùng ôtô lắp ráp trong nước.

Và nếu chỉ nhìn vào khối sản xuất xe hơi, quả đúng là công nghiệp ôtô Việt Nam đang thất bại, thất bại thực sự, đặc biệt là khi áp vào những mục tiêu đặt ra tại chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Nay đã là năm 2014, nghĩa là chỉ còn chưa đầy 4 năm nữa, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về 0%.

Vấn đề ở chỗ, cho đến nay Việt Nam vẫn mãi loay hoay với quy trình lắp ráp đơn giản, tỷ lệ nội địa hóa hầu như không có, ngoại trừ một vài sản phẩm cá biệt như xe Toyota Innova đạt trên dưới 40%.

Trong khi đó, các nước thuộc khối ASEAN như Thái Lan hay Indonesia lại đang vươn lên cực kỳ mạnh mẽ để trở thành những trung tâm sản xuất ôtô lớn trên thế giới, từ đó xuất khẩu sang các thị trường khác mà Việt Nam chính là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đang tiến sát mốc 100 triệu và tỷ lệ người sở hữu ôtô đang ở mức rất thấp.

Bản thân các liên doanh ôtô cũng thừa nhận một thực tế rằng, với quãng thời gian 4 năm còn lại, Việt Nam không thể phát triển kịp ngành công nghiệp ôtô với sản phẩm chủ đạo là xe hơi đúng nghĩa. Thậm chí từng có cảnh báo, “đến năm 2018 thì nhiều nhất cũng chỉ còn 3 hãng ôtô nước ngoài còn duy trì nhà máy tại Việt Nam”.

Chừng ấy hãng còn ở lại xem ra vẫn còn là nhiều nếu ngành công nghiệp ôtô không thực hiện ngay những thay đổi mang tính đột phá.

“Cứu cánh” xe thương mại


Rõ ràng sản xuất xe hơi tại Việt Nam đang rơi vào thế khó. Khối này đang bị chèn ép giữa một bên là lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập, một bên là chính sách khống chế tiêu dùng xe cá nhân do hạ tầng giao thông vừa thiếu vừa yếu. Chưa kể, tâm lý sính  ngoại vẫn đang rất thịnh hành đối với người tiêu dùng xe hơi hiện nay.

Trong khi đó, các loại xe tải và xe bus lại sở hữu những lợi thế không thể xem thường.

Trước hết, xe thương mại không phải chịu sức ép nặng nề từ xe nhập khẩu như xe hơi. Với khu vực Đông Nam Á chẳng hạn. Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc rất nhanh và đến năm 2018 sẽ về 0% đang khiến các hãng sản xuất xe dưới 10 chỗ ngồi tại Việt Nam lo ngay ngáy.

Bởi lẽ, với chính sách kích thích đúng hướng, ngành công nghiệp ôtô Thái Lan và Indonesia đang phát triển rất mạnh. Đáng lưu ý là các nhà máy ôtô lớn tại 2 quốc gia này chủ yếu sản xuất, lắp ráp xe dưới 10 chỗ ngồi chứ không phải xe tải, xe bus. Vì vậy, nỗi lo AFTA có thể được loại bỏ.

Thực tế cũng cho thấy, các chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô vẫn luôn cố gắng tạo cơ chế tốt nhất cho các nhà sản xuất trong nước. Cụ thể là định hướng áp dụng các mức thuế suất cao đối với các loại xe trong nước đã và đang sản xuất, lắp ráp được luôn được duy trì.

Theo biểu thuế nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 193 ngày 15/11/2012, hiện tại thuế nhập khẩu các loại xe chở khách từ 10 chỗ ngồi vẫn đang áp dụng ở mức 70%, tương đương mức thuế suất áp dụng đối với các loại xe dưới 10 chỗ ngồi. Còn các loại xe tải cũng vẫn phải chịu mức thuế suất nhập khẩu nguyên chiếc từ 10-62% tùy theo tải trọng với nguyên tắc xe có tải trọng càng thấp thì mức thuế càng cao.

Khi các hiệp định thương mại tự do được ký giữa khối ASEAN với 3 quốc gia (và cũng là 3 nước có ngành công nghiệp ôtô phát triển) là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhóm sản phẩm xe bus, xe tải thông dụng cũng không thuộc diện ưu đãi. Theo đó, mức thuế nhập khẩu đối với các loại xe này vẫn được áp dụng chung như quy định tại Thông tư 193.

Điểm đáng lưu tâm là bản thân các nhóm sản phẩm này cũng không phải đối tượng “tấn công” chủ yếu của các hãng ôtô ngoài nước và các nhà nhập khẩu. Chưa kể, nếu nhìn nhận một cách khách quan, các doanh nghiệp ôtô trong nước cũng đã và đang sản xuất, kinh doanh khá tốt các loại xe thuộc nhóm này.

Trong số 56 nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam hiện nay nổi lên những thương hiệu xe tải, xe bus đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể như Trường Hải, Vinaxuki, Samco, Vinamotor hay VEAM. Thậm chí, nhìn từ góc độ nào đó, chính các loại xe tải, xe bus đã giúp Trường Hải hay Vinaxuki tăng trưởng mạnh, tự tạo nguồn lực để nuôi giấc mộng sản xuất xe hơi của mình.

Trước đây, một vài chuyên gia từng nhận định rằng, thay vì “cố đấm ăn xôi” mơ mộng sản xuất những chiếc xe hơi thương hiệu Việt thì các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu, sản xuất xe tải, xe bus.

Thay vì cứ mãi loay hoay để rồi tỷ lệ nội địa hóa của xe dưới 10 chỗ ngồi lắp ráp trong nước thậm chí vẫn dưới 5% trong khi mục tiêu đến năm 2010 đã là 40% theo quy hoạch, thì tại sao không tập trung những việc đã làm được, đang làm tốt là sản xuất xe tải, xe bus với tỷ lệ nội địa hóa đa phần đã vượt mức 50%?

Điểm đáng mừng là trong chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn mới đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, Bộ Công Thương đã soạn thảo với một thay đổi căn bản là tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước về xe tải cỡ trung và nhỏ, xe khách, cùng một số xe chuyên dụng (xe trộn bê tông, xe bồn...). Cùng với đó là tham vọng sản xuất linh kiện, phụ tùng để cung ứng toàn cầu, trở thành vệ tinh của các nhà sản xuất ôtô lớn trên thế giới.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.