Công ty Trung Quốc thành “đại cổ đông” hãng xe Peugeot

Diệp Vũ
Hãng xe Dongfeng của Trung Quốc chi 1,1 tỷ USD để nắm cổ phần 14% trong hãng xe Pháp Peugeot
Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - 
hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho 
tới tận năm 2016.
Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho tới tận năm 2016.
Nhà sản xuất xe hơi Pháp Peugeot Citroen vừa ký một thỏa thuận nhận bơm vốn được chờ đợi bấy lâu từ một công ty Trung Quốc có tên Dongfeng Motors. Thỏa thuận này giúp Peugeot có tiền để giải quyết những khó khăn hiện nay, nhưng cũng đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát của gia đình sáng lập đối với hãng xe sẽ giảm mạnh.

Tin từ BBC cho biết, Dongfeng và Chính phủ Pháp mỗi bên sẽ đầu tư khoảng 800 triệu Euro, tương đương 1,1 tỷ USD, để đổi lấy cổ phần 14% trong Peugeot. Ngoài ra, các nhà đầu tư hiện tại của Peugeot sẽ rót thêm khoảng 1,4 tỷ Euro nữa cho hãng xe, nâng tổng số vốn mà hãng được bơm lần này lên hơn 4 tỷ USD.

Nếu được các thỏa thuận trên cổ đông chính thức thông qua, cổ phần của gia đình Peugeot trong hãng xe mà họ sáng lập nên sẽ giảm xuống còn 14% từ mức 25,4% trước đó, bằng với cổ phần của Chính phủ Pháp và Dongfeng nắm giữ.

Khi công bố kết quả kinh doanh mới nhất vào ngày 19/2, Peugeot - hãng xe lớn thứ nhì của châu Âu - cảnh báo có thể tiếp tục thua lỗ cho tới tận năm 2016.

Trong năm 2013, Peugeot lỗ ròng 2,32 tỷ USD, giảm nhiều so với mức lỗ ròng 5 tỷ Euro trong năm 2012. Trong đó, lỗ tại bộ phận ôtô của hãng giảm 30% còn 1,04 tỷ Euro. Tuy nhiên, mức nợ ròng của công ty cũng tăng khoảng 30%, lên mức 4,15 tỷ Euro. Doanh thu cả năm của hãng giảm 2,4%, còn 54,1 tỷ Euro do nhu cầu mua xe mới ở mức thấp của thị trường châu Âu.

Những cuộc đàm phán về số phận của Peugeot đã diễn ra suốt mấy tháng qua. Theo một số nguồn tin, thỏa thuận rót vốn vừa được ký kết sẽ chính thức hoàn tất vào tháng 3.

Trong một tuyên bố đăng tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông, Dongfeng nói rằng, thỏa thuận này nhằm “mở rộng và đào sâu sự hợp tác hiện có” với Peugeot. Dongfeng cũng nói về mục tiêu đạt doanh số hàng năm 1,5 triệu xe mang các thương hiệu Dongfeng, Peugeot và Citroen bắt đầu từ năm 2020.

Peugeot hiện đã có một liên doanh với Dongfeng ở Trung Quốc, nhưng liên doanh này chủ yếu được biết đến với các loại xe tải nặng hiệu Fengshen. Với thỏa thuận mới, Dongfeng có thể cùng với Peugeot tăng sản lượng cũng như mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới. Ngoài ra, Dongfeng cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Peugeot ở khu vực Đông Nam Á.

Vụ đầu tư của Dongfeng đánh dấu động thái thâu tóm cổ phần mới nhất của một hãng xe Trung Quốc đối với một đối thủ phương Tây. Năm ngoái, hãng Zhejiang Geely mua lại nhà sản xuất taxi đen Manganese Bronze có trụ sở ở London với giá 11,4 triệu Bảng. Vào năm 2010, Geely cũng mua lại thương hiệu xe Volvo của Thụy Điển.

Hãng xe Peugeot thành lập cách đây 200 năm và được xem là một trong những “đế chế” công nghiệp lâu đời nhất của nước Pháp. Khi mới ra đời vào năm 1810, Peugeot là một nhà sản xuất công cụ và máy xay cà phê.

Trong mấy năm gần đây, Peugeot gặp nhiều khó khăn về tài chính và bị thu hẹp thị phần. Năm 2012, hãng đã ký một thỏa thuận đầu tư với hãng xe Mỹ General Motors (GM) nhưng tháng 12 năm ngoái, GM đã bán lại cổ phần này.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.