Doanh nghiệp Nhật lo Việt Nam thâm hụt vì ôtô

Đức Thọ
Việc duy trì công nghiệp ôtô của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn
Chỉ tính đến hết 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU cũng đã tiến rất gần <a href="http://vneconomy.vn/xe-360/viet-nam-chi-157-ty-usd-nhap-72000-oto-nam-nay-20141230110112269.htm">tổng kim ngạch của cả năm ngoái</a>.
Chỉ tính đến hết 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU cũng đã tiến rất gần <a href="http://vneconomy.vn/xe-360/viet-nam-chi-157-ty-usd-nhap-72000-oto-nam-nay-20141230110112269.htm">tổng kim ngạch của cả năm ngoái</a>.
"Nếu chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô không hiệu quả thì cán cân thanh toán quốc tế sẽ bị thâm hụt và sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế dài hạn”. Đó là một viễn cảnh không mấy tươi đẹp được Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) đề cập trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015.

Cụ thể, tổ chức này nêu bối cảnh thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) trong khu vực Đông Nam Á sẽ chính được bãi bỏ kể từ năm 2018. Theo đó, ôtô lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về giá đối với ôtô CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, hai quốc gia có ngành công nghiệp ôtô phát triển mạnh nhất khu vực.

Đồng thời với sức ép nhập khẩu, JBAV cũng nhận định ngành sản xuất ôtô của Việt Nam hiện còn nhỏ bé, ngành sản xuất phụ trợ cũng chưa được hỗ trợ, nên việc duy trì công nghiệp ôtô sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp Việt Nam không thể tiếp tục duy trì công nghiệp ôtô thì ngành sản xuất phụ tùng cũng khó tồn tại.

Vào tháng 7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn mới. Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách, hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô vẫn chưa được ban hành.

Điều này đang đẩy các doanh nghiệp ôtô vào tình huống khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất từ sau thời điểm năm 2018.

Thực tế cũng cho thấy, mặc dù các mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ ASEAN (theo hiệp định ATIGA) và ngoài khu vực ASEAN mới chỉ bắt đầu giảm nhỏ giọt song tốc độ tăng trưởng của ôtô CBU cũng đã và đang vượt lên chóng mặt.

Theo thống kê, tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước trong năm ngoái đạt 72.000 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 1,57 tỷ USD. So với năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU năm 2014 tăng trưởng đến 103,8% về lượng và tăng 117,3% về giá trị. Đây là mức kỷ lục trong suốt giai đoạn từ năm 2014 trở về trước.

Tuy nhiên, các con số thống kê trong giai đoạn đầu năm nay còn giật mình hơn. Cụ thể, báo cáo mới đây từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, chỉ tính đến hết 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU cũng đã tiến rất gần tổng kim ngạch của cả năm ngoái.

Chi tiết hơn, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước giai đoạn đầu năm nay ước đạt 45.000 chiếc và hơn 1,2 tỷ USD, tăng 125,3% về lượng và tăng 185,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, giới phân tích dự báo rằng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU năm nay hoàn toàn đủ khả năng tăng gấp đôi so với mức kỷ lục mà năm ngoái đã lập nên.

Thực tế này có lẽ càng góp phần thể hiện rõ nét hơn về viễn cảnh thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế kể từ sau năm 2018 mà JBAV đưa ra.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.