GM phá sản, Vidamco tuyên bố không thay đổi hoạt động

Đ. Thọ
Công ty GM Daewoo Việt Nam (Vidamco) vừa ra thông báo sẽ vẫn hoạt động bình thường, mặc dù tập đoàn mẹ đã phá sản
Vidamco cho biết vẫn sẽ hoạt động bình thường - Ảnh: Đức Thọ.
Vidamco cho biết vẫn sẽ hoạt động bình thường - Ảnh: Đức Thọ.
Công ty GM Daewoo Việt Nam (Vidamco) vừa ra thông báo sẽ vẫn hoạt động bình thường, mặc dù tập đoàn mẹ đã phá sản.

Cụ thể, theo nội dung thông báo của Vidamco, các hoạt động lương và thời gian làm việc của người lao động sẽ tiếp tục được giữ nguyên; nhà cung cấp, hợp đồng và điều khoản thanh toán hiện nay không thay đổi; việc bán và giao xe của Vidamco sẽ không bị ảnh hưởng; khách hàng sẽ được cung cấp bảo hành và dịch vụ sửa chữa như bình thường; hoạt động sản xuất lắp ráp của Vidamco sẽ tiếp tục bình thưòng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trước đó, vào ngày 1/6, tập đoàn General Motors (GM) - hãng xe lớn nhất nước Mỹ - đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ được quốc hữu hóa tạm thời, với 60% cổ phần thuộc về Chính phủ Mỹ. GM mới sẽ chỉ còn bao gồm bốn thương hiệu chính của GM tại Mỹ gồm Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC, cùng những bộ phận hoạt động tốt nhất tại Mỹ và ngoài nước Mỹ, trong đó có GM tại Hàn Quốc và Vidamco tại Việt Nam.

Tổng giám đốc Vidamco, ông Jung In Kim, nói: “Chúng tôi sẽ ủng hộ việc ra mắt một GM mới và những biện pháp thúc đẩy của tập đoàn GM mẹ nhằm biến đổi bản thân trở nên mạnh mẽ hơn và cạnh tranh hơn.”

Ông cũng khẳng định các hoạt động phát triển các dòng xe, mẫu xe của Vidamco, bao gồm mẫu xe toàn cầu mini mới và chương trình ô tô nhỏ dựa trên nền tàng của GM Daewoo sẽ tiếp tục theo đúng kế hoạch.

Vidamco có trụ sở tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhà máy của công ty này có dây chuyền sản xuất xe du lịch công suất 10.000 xe/năm và dây chuyền sản xuất xe bus với công suất 500 xe/ năm.

Được cấp giấy phép đầu tư ngày 14/12/1993, Vidamco là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tham gia vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.