Nhiều người Mỹ quay lưng với Toyota

Mai Phương
Nhiều người Mỹ đang từ bỏ ý định mua xe Toyota, trong khi Ford trở thành hãng xe được ưa chuộng nhất ở thị trường này
Sự sa sút hình ảnh này của Toyota tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh hãng xe lớn nhất thế giới phải thu hồi hàng triệu xe trên phạm vi toàn cầu vì những lý do an toàn - Ảnh: Reuters.
Sự sa sút hình ảnh này của Toyota tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh hãng xe lớn nhất thế giới phải thu hồi hàng triệu xe trên phạm vi toàn cầu vì những lý do an toàn - Ảnh: Reuters.
Nhiều người Mỹ đang từ bỏ ý định mua xe Toyota, trong khi Ford trở thành hãng xe được ưa chuộng nhất ở thị trường này. Sự sa sút hình ảnh này của Toyota tại Mỹ diễn ra trong bối cảnh hãng xe lớn nhất thế giới phải thu hồi hàng triệu xe trên phạm vi toàn cầu vì những lý do an toàn.

Một cuộc điều tra đối với người tiêu dùng trên khắp nước Mỹ do hãng tin tài chính Bloomberg thực hiện cho thấy, cứ 10 người thì có hơn 4 người tuyên bố họ “dứt khoát sẽ không mua xe Toyota” nếu họ có ý định mua xe trong năm tới, với 39% dẫn lý do về cuộc khủng hoảng thu hồi xe của hãng này.

36% số người được hỏi có quan điểm tiêu cực đối với Toyota, trong khi 49% cho biết họ vẫn có ấn tượng tốt đẹp đối với hãng xe số 1 Nhật Bản. Tỷ lệ số người “ghẻ lạnh” với Toyota trong cuộc điều tra này cao hơn tất cả các hãng xe còn lại.

Kết quả cuộc điều tra cho thấy, hãng Ford của Mỹ đang là hãng xe được người dân nước này yêu thích nhất, với tỷ lệ ủng hộ 77%, kế đó là hãng Honda của Nhật với tỷ lệ ủng hộ 70%.

Ford là hãng xe duy nhất không phải cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ để vượt khủng hoảng, trong khi hai đối thủ đồng hương General Motors (GM) và Chrysler đã lâm vào cảnh phá sản dù đã được các nhà chức trách liên bang bơm cho nhiều tỷ USD.

Tuy nhiên, GM vẫn được 57% số người được hỏi ủng hộ, cao hơn tỷ lệ ủng hộ dành cho Toyota. Thậm chí, hãng xe lớn nhất thế giới còn thua cả hãng Nissan về tỷ lệ ưa chuộng của khách hàng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, và chỉ đứng xấp xỉ ngang bằng với hai hãng xe thuộc hàng “chiếu dưới” là Chrysler và Hyundai về điểm số này.

Cuộc điều tra được Bloomberg thực hiện với 1.002 người tiêu dùng trên phạm vi toàn nước Mỹ.

Giới phân tích nhận định, kết quả cuộc điều tra này cho thấy những thách thức lớn mà Toyota đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thu hồi đang diễn ra. Với Toyota, việc giành lại niềm tin của người tiêu dùng lúc này là một nhiệm vụ không dễ dàng.

Đáng chú ý, người tiêu dùng ở độ tuổi cao hơn có cái nhìn khắt khe hơn với Toyota. Theo điều tra của Bloomberg, chỉ có 37% số người trên 65 tuổi ủng hộ Toyota, trong khi tỷ lệ này ở nhóm người tiêu dùng dưới 35 tuổi là 51%.

Hiện Toyota đang có những nỗ lực lớn tại các thị trường Mỹ và Trung Quốc để giữ chân khách. Tại Mỹ, Toyota hiện áp dụng các chương trình cho vay mua xe không tính lãi, giảm giá thuê xe, và nhiều hình thức khuyến mãi khác.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường JD Power & Associates, các chương trình hỗ trợ khách hàng trên đã giúp doanh số tháng 3 của Toyota tại thị trường Mỹ tới thời điểm này tăng khoảng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Các hãng phân tích khác dự báo, doanh số cả tháng 3 của Toyota tại Mỹ có thể tăng từ 28-37% so với cùng kỳ năm 2009.

Các nhà làm luật Mỹ, giới chức trách và các nhóm bảo vệ người tiêu dùng ở Mỹ đã lên tiếng buộc tội Toyota phản ứng quá chậm chạp trước những phản hồi của khách hàng về sự tăng tốc đột ngột của xe. Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra, Toyota đã phải thu hồi 8,5 triệu xe vì các lỗi ở thảm sàn xe, chân ga, và chân phanh.

Tại Mỹ, Toyota đang phải đối mặt với vô số đơn kiện, từ phía các cơ quan chức năng, người tiêu dùng và cả cổ đông.

Giữa lúc các đối thủ lớn thay nhau gặp rắc rối, thì hãng Ford đã vươn lên giành thị phần và chiếm lĩnh sự ưu ái của người tiêu dùng tại thị trường quê hương. Năm ngoái, Ford đã làm ăn có lãi trở lại và tăng thị phần tại Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 1995. Giá trị vốn hóa thị trường của Ford đã tăng khoảng 5 lần trong vòng 12 tháng trở lại đây.

Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của Toyota từ ngày 21/1 tới nay đã giảm mất hơn 16 tỷ USD do tác động tiêu cực của sự cố thu hồi.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.