Ôtô vào Việt Nam từ ASEAN vẫn tăng mạnh

An Nhi
Nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn có thể xảy ra đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Dự báo trong 4 năm tới, đà tăng của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Thái 
Lan và Indonesia còn nhanh hơn khi lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA ngày
 càng gấp gáp.
Dự báo trong 4 năm tới, đà tăng của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Thái Lan và Indonesia còn nhanh hơn khi lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA ngày càng gấp gáp.
So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) từ 2 quốc gia thuộc khối ASEAN là Thái Lan và Indonesia 5 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng mạnh.

Thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu từ khu vực ASEAN 5 tháng 2014 đạt 4.282 chiếc với giá trị kim ngạch 65,37 triệu USD, tăng 1.104 chiếc về lượng và tăng 11,92 triệu USD so với cùng kỳ 2013.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia láng giềng Thái Lan đạt 3.575 chiếc và 58,49 triệu USD, tăng 899 chiếc về lượng và tăng 9,45 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu từ Indonesia đạt 707 chiếc và 6,86 triệu USD, tăng 205 chiếc về lượng và tăng 2,46 triệu USD về giá trị.

Thực tế này tiếp tục chứng minh cho xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường ôtô CBU có xuất xứ từ các quốc gia khu vực ASEAN.

Dự báo trong 4 năm tới, đà tăng của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Thái Lan và Indonesia còn nhanh hơn khi lộ trình cắt giảm thuế theo AFTA ngày càng gấp gáp.

Thậm chí, viễn cảnh về một cuộc đổ bộ của ôtô từ các quốc gia này cũng hiển hiện khi mức thuế suất được xóa bỏ (còn 0%) vào năm 2018.

Đây cũng chính là một trong những thực trạng được xem là sẽ tác động trực tiếp đến nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn có thể xảy ra đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Bởi với mức thuế suất 0% từ năm 2018, các dòng sản phẩm ôtô thông dụng sẽ ồ ạt đổ về Việt Nam khi hiện nay, các tập đoàn ôtô lớn đang tăng cường đầu tư vào Thái Lan và Indonesia.

Từ nỗi lo này, một thành viên Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết các doanh nghiệp thành viên đang tích cực trao đổi với Chính phủ nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất cho tương lai ngành công nghiệp ôtô.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngoài 2 quốc gia ASEAN thì trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ một số quốc gia “truyền thống” như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều tăng đáng kể.

Đáng chú ý nhất là Nhật Bản. Cộng dồn 5 tháng, lượng xe được nhập khẩu về nước từ quốc gia này đã đạt 1.244 chiếc và giá trị kim ngạch 38,44 triệu USD, tăng gần gấp đôi cả về lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nếu xét về tỷ lệ thì cú tăng trưởng của xe Mỹ còn lớn hơn. Cụ thể, đã có 359 xe CBU được nhập khẩu về nước trong 5 tháng đầu năm với giá trị kim ngạch 17,27 triệu USD, tăng hơn gấp 3 lần cả về lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ (127 chiếc và 5,05 triệu USD).

Cùng giai đoạn này, lượng ôtô nhập khẩu từ Hàn Quốc có sụt giảm rất nhẹ từ 6.753 chiếc của năm ngoái xuống 6.533 chiếc của năm nay. Tuy nhiê, giá trị kim ngạch lại tăng đáng kể. 5 tháng đầu năm nay, mức giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Hàn Quốc đạt xấp xỉ 91,54 triệu USD, tăng gần 18,67 triệu USD so với cùng kỳ.

Tin mới

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.